UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn gửi Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư,ảiphóngmặtbằnglànútthắtlớnnhấttronggiảingânvốnđầutưcôáo vs estonia Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ về Báo cáo tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tưvốn ngân sách nhà nước năm 2024 và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Cầu Châu Đốc thuộc Dự ánxây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc (An Giang), kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp đã thông xe vào tháng 4/2024 |
Theo báo cáo, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của tỉnh là 9.863.464 triệu đồng. Lũy kế giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 đến hết ngày 12/11/2024 là 5.991.738 triệu đồng, đạt 60,75% tổng kế hoạch đầu tư công (đạt 69,15% vốn giao từ đầu năm 2024).
Riêng đối với vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia nguồn vốn ngân sách trung ương giải ngân hơn 300 tỷ đồng, đạt 67,81%. Trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 177,863 tỷ đồng, đạt 68,23%; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gần 95 tỷ đồng, đạt 80,5%; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tếxã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 27 tỷ đồng, đạt 42,66%.
Theo UBND tỉnh An Giang, mặc dù tỷ lệ giải ngân của tỉnh cao hơn so với bình quân của cả nước nhưng vẫn thấp hơn so với yêu cầu. Nguyên nhân là do trong quá trình thực hiện và giải ngân vốn còn gặp một số khó khăn như: Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cần giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông và nông nghiệp có kế hoạch vốn lớn.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai phát sinh vấn đề cần phải điều chỉnh thủ tục dự án... Từ đó, dẫn đến giải ngân chậm; công tác tổ chức thực hiện, quản lý dự án chưa chủ động.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên vật liệu cát còn đang gặp khó khăn. Hiện nay, nguồn cát cung cấp cho các dự án chưa đủ so với nhu cầu và tiến độ thực hiện, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân toàn bộ vốn ngân sách nhà nước năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Thủ trưởng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động, quyết liệt, quyết tâm cao trong chỉ đạo; sâu sát, thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát về tiến độ thực hiện các chương trình, dự án do đơn vị, địa phương mình quản lý; thường xuyên họp giao ban để kịp thời tháo gỡ ngay các điểm nghẽn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện chi tiết từng dự án, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm chắc tiến độ dự án, đặc biệt là đối với dự án được phân bổ vốn lớn, quyết định lớn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, báo cáo theo tuần để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc (nếu có); làm tốt hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, trong đó xác định chủ đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm chính, các đơn vị phối hợp chịu trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đối với các nguyên nhân làm hạn chế giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, cụ thể là về nguồn cung vật liệu: UBND tỉnh An Giang giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát các mỏ cát, ngoài việc phục vụ cho các công trình trọng điểm của tỉnh, cần có phương án cho các dự án đầu tư công.
Về bồi hoàn giải phóng mặt bằng, chủ trương là phải triển khai đồng bộ giữa công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt các chính sách về giải phóng mặt bằng để tạo sự đồng thuận của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi đã vận động, thuyết phục thì tiến hành các trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định.
Về hồ sơ thủ tục đầu tư, UBND tỉnh An Giang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xác định cụ thể các hạn chế, nguyên nhân và nghiên cứu giải pháp xử lý, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo.