【bd kq cup lien doan anh】Cạnh tranh gay gắt khiến giấc mơ 45 tỷ USD của Xiaomi ngày càng xa
Là một trong những câu chuyện khởi nghiệp đình đám nhất Trung Quốc những năm qua,ạnhtranhgaygắtkhiếngiấcmơtỷUSDcủaXiaomingàycàbd kq cup lien doan anh hãng điện thoại của nhà sáng lập Lei Jun đang đứng trước viễn cảnh không đạt được mục tiêu bán ra 80 triệu chiếc điện thoại trong năm nay. Đây là chia sẻ của hai nguồn tin được cho là nắm được các kế hoạch sản xuất của Xiaomi. Bản thân các nhà cung cấp linh kiện cho Xiaomi cũng buộc phải cắt giảm các mục tiêu của riêng mình trước những dự đoán về sản lượng suy giảm của hãng.
Xiaomi đang đứng trước những thách thức trong nỗ lực duy trì tốc độ phát triển sau một cuộc bứt phá ngoạn mục vượt qua cả Apple và Samsung trên thị trường Trung Quốc. Các nhà đầu tư rót vốn mua cổ phần của công ty với những ý tưởng đột phá trẻ trung, nhưng chính việc Trung Quốc hạ thấp mục tiêu tăng trưởng đồng thời việc các đối thủ cạnh tranh bắt chước chiến lược kinh doanh của Xiaomi đã dần khiến hãng mất đi lợi thế của người tiên phong, còn chiến lược định giá sản phẩm cao trở thành một mối lo.
Theo Alberto Moel, chuyên gia phân tích của Sanford C Bernstein tại Hong Kong, “tất cả các kỳ vọng tăng trưởng đểu không trở thành hiện thực và điều này khiến cho việc định giá công ty là 45 tỷ USD trở nên không tưởng. Có ý kiến cho rằng mô hình kinh doanh của Xiaomi giống của Apple và rằng hãng đang đạt được tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên thực tế là Xiaomi không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đó, và so với Apple, Xiaomi cũng không thể sánh ngang".
Sản lượng sụt giảm
Khi làm việc với các nhà cung cấp linh kiện, Xiaomi không đưa ra kế hoạch sản xuất với sản lượng cụ thể mà thay vào đó, hãng sản xuất theo đơn hàng thực tế trên website. Tuy nhiên, theo những nguồn tin ẩn danh thông thạo về chuỗi cung ứng, những công ty cung cấp linh kiện cho hãng điện thoại Trung Quốc này đã bắt đầu cắt giảm quy mô sản xuất và phân bổ lại nguồn lực phục vụ những khách hàng khác.
Theo số liệu nghiên cứu của Canalys, số lượng smartphone xuất xưởng của Xiaomi, bao gồm cả những dòng máy cao cấp Mi 4 hay dòng máy bình dân hơn là Redmi, đã giảm 8% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái. IHS, một công ty nghiên cứu thị trường khác ước lượng số lượng hàng xuất của hãng đã giảm 3,9%. Xiaomi vẫn tiếp tục dẫn đầu nhưng khoảng cách với Huawei Technologies giờ đã bị thu hẹp đáng kể.
Tất cả những chuyển biến kể trên đều có thể coi là những thay đổi rất lớn nếu so với những đánh giá, những dự đoán về tốc độ phát triển mạnh mẽ và cách nhìn nhận Xiaomi như là một trong những công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ đáng giá nhất thế giới. Vào tháng Ba năm ngoái (2014), Lei đã dự đoán sẽ bán được khoảng 100 triệu smartphone trong năm 2015 này. Thực tế, sản lượng của Xiaomi chín tháng đầu năm mới chỉ đạt được con số 53 triệu chiếc smartphones.
Về phía mình, Xiaomi đã đưa ra một dự đoán rất lạc quan, và hãng hi vọng đến tháng 12 sẽ thu hút được khoảng 1,1 tỷ USD từ những nhà đầu tư, bao gồm cả GIC Pte., All-stars Investment Ltd., và DST. Mọi người bắt đầu so sánh Xiaomi với Alibaba, công ty thương mại điện tử của Trung Quốc vừa mới lên sàn (PTO) cách đây vài tháng với kỷ lục hút vốn công lớn nhất.
‘Cường điệu và hi vọng’
Tính trong năm 2014 với doanh thu 12 tỷ USD, Xiaomi đã hút vốn được một lượng đáng kể, đat mức tỉ suất giá trên doanh thu là 3,75, cao hơn cả Apple với mức hiện tại là 2,9.
Theo ông Peter Fuhrman, chủ tịch kiêm CEO của China First Capital, dường như cách thức định giá của Xiaomi không dựa trên bất cứ một phương thức phổ biến nào. “Cường điệu và hi vọng có vẻ như là hai nhân tố chính”.
Hồi tháng Ba, sau khi Trung Quốc hạ thấp mục tiêu tăng trưởng xuống mức thấp trong vòng 15 năm, Lei đã phải hạ mức dự đoán doanh số xuống mức “từ 80 triệu đến 100 triệu chiếc smartphone” cho năm nay.
Kết quả kinh doanh suy giảm theo năm đến đúng thời điểm Xiaomi giới thiệu mẫu smaprtphone mới là Redmi Note 2 thuộc phân khúc giá rẻ với mức giá trung bình khoảng 125 USD. Mới đây, ngày 24/11, hãng đã cho ra mắt phiên bản Note 2 vỏ kim loại được trang bị cảm biến vây tay, bên cạnh một máy tính bảng mới và thiết bị làm sạch không khí.
Thị trường rộng lớn
Sức tăng trưởng của Xiaomi có thể được kích trở lại trong quý IV nhờ đợt khuyến mãi mua hàng nhân ngày lễ dành cho những người độc thân 11/11 tại Trung Quốc cũng như nhờ vào phiên bản mới nhất của Redmi Note. Đó là chưa kể đến khả năng Xiaomi sẽ tung ra Mi 5, mẫu điện thoại vốn được mong chờ ra mắt từ quý III theo truyền thống hàng năm của hãng, sau khi Mi 4 đã có mặt từ cùng kì năm ngoái.
Hans Tung, hiện đang quản lý các đối tác tại một nhà đầu tư của Xiaomi là GGV Capital trụ sở đặt tại Menlo Park, California, nhận định: “Tôi không lo lắng về giá trị của Xiaomi vì theo thời gian, họ đã gây dựng được một thị trường đủ rộng lớn. Trong vòng 12 tháng tới, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những gì Xiaomi đang làm trong lĩnh vực dịch vụ và nhà thông minh”.
Trong khi đó, một phó chủ tịch của Xiaomi, ông Hugo Barra đã từ chối đưa ra ý kiến về những mục tiêu bán hàng hoặc định giá và chuyển các câu hỏi lên CFO Shou Zi Chew, người cũng đã tránh trả lời các câu hỏi qua email.
Xiaomi tỏ ý tránh bị gọi là một nhà sản xuất smartphone mà thay vào đó coi mình là một công ty Internet cung cấp nhiều thiết bị và dịch vụ trực tuyến. Xiaomi cùng các công ty thành viên hiện bán ra thị trường những sản phẩm bao gồm TV, lọc không khí, pin sạc dự phòng, camera hành động, thiết bị theo dõi vận động cơ thể và thậm chí cả xe scooter tự cân bằng. Những sản phẩm khác của hãng bao gồm các trò chơi điện tử, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ điện thoại di động cùng dịch vụ lưu trữ đám mây.
Thiếu sự trung thành của khách hàng.
Tại thời điểm hiện nay, Hans Tung cho rằng chính những sản phẩm khác như máy lọc không khí Mi Air Purifier 2 ra mắt tuần này mới có thể giúp Xiaomi mở rộng doanh số và lôi kéo khách hàng quay trở lại với một hệ sinh thái kết nối các thiết bị trong nhà ra Internet và thông qua các ứng dụng trên di động.
Trong một bài phỏng vấn từ tháng Bảy, Barra nhận định những mảng kinh doanh phụ ở Xiaomi có quy mô vẫn còn nhỏ, trong đó hãng dự tính các bộ phận dịch vụ chỉ đóng góp được 1 tỷ trong số 16 tỷ USD doanh thu dự kiến năm nay. Bên cạnh đó, theo Strategy Analytics, doanh số bán smartphone bên ngoài Trung Quốc chỉ chiếm 7% tổng doanh số trong quý III.
Tình cảnh hiện này của hãng một phần là do những đối thủ như Huawei, Lenovo và Gionee đã nhanh chóng bắt chước mô hình chiến lược của hãng với những thiết bị siêu mỏng, website bóng bẩy cùng mức giá thấp cho phép người dùng dễ dàng quyết định chuyển sang những mẫu máy mới.
Chen Si, một nhân viên bất động sản 25 tuổi làm việc ở Bắc Kinh đã mua chiếc Mi 3 ra mắt năm 2013 vì thấy ấn tượng với thiết kế của mẫu điện thoại này. Theo Chen Si, “Xiaomi trở nên hết sức phổ biến vì là thương hiệu đầu tiên làm marketing định vị các mẫu điện thoại của mình theo dạng “phiên bản hạn chế” (limited edition). Tôi không cho rằng mình là một khách hàng trung thành của Xiaomi. Tôi chỉ nghĩ rằng một chiếc điện thoại cần phải có mức giá phù hợp và dễ sử dụng. Nếu không, tôi sẽ đổi chiếc khác”.
Một năm sau, cô đã chuyển sang iPhone 6./.
Quốc Kiên (Theo Bloomberg)
相关推荐
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Work in unity and make nation thrive: President
- President hosts new Japanese envoy
- President praises overseas Vietnamese
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Khánh Hòa ready for APEC 2017
- Việt Nam, Canada discuss co
- NA addresses redress for wrongful convictions