【kết quả bóng đá bilbao】Gương sáng pháp luật: Hành trình lan tỏa những giá trị nhân văn
Gương sáng pháp luật: Hành trình lan tỏa những giá trị nhân văn
Trước thềm Lễ tôn vinh Gương sáng Pháp luật năm 2023,ươngsángphápluậtHànhtrìnhlantỏanhữnggiátrịnhânvăkết quả bóng đá bilbao Báo PLVN đã có dịp gặp gỡ, lắng nghe các chia sẻ, kiến nghị của các Gương sáng Pháp luật năm 2021 về Chương trình bình chọn, vinh danh Gương sáng Pháp luật (gọi tắt là Chương trình).
Năm nay mặc dù Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng Pháp luật” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức mới đi đến mùa thứ 2, nhưng trong chặng đường 38 năm thành lập, Báo Pháp luật Việt Nam đã có rất nhiều chương trình mang thương hiệu của riêng mình.
Từ Gương sáng Tư pháp...
Những năm 2009, 2010, người làm báo Pháp luật Việt Namđã nung nấu ý tưởng về một cuộc thi để tôn vinh những cống hiến thầm lặng, không mệt mỏi của người làm công tác tư pháp. Nhân kỷ niệm 25 năm Ngày Báo Pháp luật Việt Nam ra số đầu tiên, hướng tới Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Tư pháp Việt Nam và chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ III, ý tưởng đó đã trở thành sự thật khi lần đầu tiên Báo Pháp luật Việt Nam phát động Cuộc thi viết “Gương sáng Tư pháp” ngay trong những ngày cả nước đón chào một mùa xuân mới. Cuộc thi lần đầu tiên dù chỉ kéo dài trong 5 tháng với quy mô đối tượng gói gọn trong ngành Tư pháp nhưng cũng nhận về hàng trăm tác phẩm, để từ đó lựa chọn 25 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Con số khiêm tốn song là cả sự “so bó đũa chọn cột cờ” của Hội đồng giám khảo.
Với tác phẩm “Một cánh chim đầu đàn”, giải Nhất Cuộc thi “Gương sáng Tư pháp” năm đầu tiên đã khắc họa rõ nét về một người dám nghĩ, dám làm, đó là tấm gương ông Nguyễn Đại Dân, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá Hải Dương. Ông Dân cùng các đồng nghiệp làm hết sức mình để xây dựng một “thương hiệu” đấu giá ở Hải Dương - một công việc đầy khó khăn, phức tạp của ngành Tư pháp. Trong bối cảnh hoạt động bán đấu giá tài sản khi đó còn rất mới mẻ, dưới sự điều hành của Giám đốc Đại Dân, nhiều cơ chế linh hoạt đã được áp dụng và đem lại những hiệu quả rất tích cực, làm lợi cho Nhà nước số tiền không nhỏ. Nhiều cách làm sáng tạo của Hải Dương sau này đã được nghiên cứu để cụ thể hoá thành các quy định trong pháp luật về đấu giá tài sản, áp dụng trên quy mô cả nước.
Mỗi lần nhắc lại kỷ niệm đứng trên sân khấu Nhà hát Lớn nhận phần thưởng cao quý do Bộ trưởng Hà Hùng Cường trao tặng trong Cuộc thi “Gương sáng Tư pháp” được tổ chức lần đầu tiên năm đó, ông Đại Dân vẫn không khỏi xúc động, bồi hồi. Ông nói rằng, niềm vui với ông không phải là được bạn đọc biết đến, được lãnh đạo Bộ tuyên dương, khen thưởng mà chính những bài viết như vậy đã động viên, khích lệ những người làm công tác tư pháp như ông, qua đó góp phần nhân rộng những mô hình hay, sáng kiến mới và đó là những động lực tinh thần rất lớn.
Sau 5 năm, “Gương sáng Tư pháp” được tổ chức lần thứ 2 để hoà cùng không khí kỷ niệm 30 năm Báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên và Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp. Tại Chương trình vinh danh lần thứ 2, 30 Gương sáng Tư pháp được lựa chọn là những người có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành Tư pháp. Đó là các lãnh đạo ngành Tư pháp đã nghỉ hưu, các giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Thi hành án dân sự, các giám định viên, luật sư, công chứng, các tổ chức pháp chế Bộ, ngành... Đặc biệt, trong 30 Gương sáng Tư pháp được lựa chọn có nhiều cán bộ làm những công việc hết sức bình lặng ở cơ sở như tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, các già làng, trưởng bản, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp huyện, xã... Hội đồng bình chọn của Báo Pháp luật Việt Nam cũng đã xem xét khách quan và quyết định trao giải (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích) cho 16 tác giả có các tác phẩm xuất sắc tham dự Cuộc thi.
Trong thư chúc mừng Chương trình vinh danh “Gương sáng Tư pháp” năm 2015 do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã nhấn mạnh: “Chương trình vinh danh “Gương sáng Tư pháp” có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh phong trào thi đua, lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và những ngày lễ lớn của đất nước, là hình thức ghi nhận, biểu dương những cán bộ tư pháp nỗ lực vượt khó, phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp Tư pháp, đồng thời khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của toàn ngành Tư pháp phát huy truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao; tạo sức lan tỏa và đồng thuận, ủng hộ của xã hội đối với công tác tư pháp và sự nghiệp cải cách tư pháp”.
Đến “Gương sáng Pháp luật”
Cùng hướng tới những nhân tố mới, những tấm gương trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, năm 2021, Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng Pháp luật” lần đầu tiên được tổ chức theo Quyết định 341/QĐ-BTP ngày 9/3/2021 về việc phê duyệt Đề án bình chọn, tôn vinh cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện pháp luật (Gương sáng Pháp luật) của Bộ Tư pháp. Theo đó, việc bình chọn nhằm biểu dương, tôn vinh các cá nhân là công dân, cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp, những tấm gương anh dũng, tinh thần và đức hy sinh trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Đề án, vào Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm (9/11), Ban Tổ chức sẽ tiến hành lựa chọn và tôn vinh khoảng 50 cá nhân trong cả nước, đại diện cho các ngành, lĩnh vực và địa phương, đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và thi hành pháp luật, là những tấm gương điển hình cho sự dũng cảm, tinh thần và đức hy sinh trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, điểm khác biệt rất lớn trong Chương trình bình chọn, tôn vinh là đối tượng phản ánh không còn chỉ gói gọn trong ngành Tư pháp mà rộng hơn là “các cá nhân là công dân, cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện pháp luật”. Đề án được ban hành là dấu mốc quan trọng đưa việc thực hiện Chương trình nền nếp, bài bản, với quy mô rộng hơn, trách nhiệm nặng nề hơn và huy động được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các cán bộ, công chức trong và ngoài ngành Tư pháp, sự quan tâm, ủng hộ tích cực của các nhà báo và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19, nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo, sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương, các cán bộ, phóng viên, những người làm báo Pháp luật Việt Nam trong cả nước đã nỗ lực triển khai nhằm thực hiện Đề án một cách tốt nhất.
Kết thúc Chương trình, gần 200 nhân vật đã được lựa chọn và đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam. Các nhân vật đa dạng về lĩnh vực công tác, tuổi tác, vị trí, đại diện cho 63 tỉnh, thành và các Bộ, ngành Trung ương. Trong số gần 200 nhân vật, Hội đồng bình chọn đã làm việc hết sức khách quan để chọn lựa được 50 gương mặt xuất sắc nhất để vinh danh.
Mùa thứ 2 của Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng Pháp luật” được phát động trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, những người làm báo Pháp luật Việt Nam với tinh thần vượt khó không ngừng nghỉ, vẫn đem đến cho bạn đọc những bài viết có tính chất tìm tòi, phát hiện, những tấm gương cống hiến trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những đóng góp trong công tác xây dựng pháp luật, là những người được xã hội biết đến, nhưng cũng có những tấm gương lần đầu xuất hiện với những cống hiến bền bỉ, thầm lặng mà rất có ý nghĩa đối với cộng đồng... 50 gương sáng được vinh danh đều có điểm chung là tinh thần xả thân, không ngại khó, ngại khổ, tất cả vì cộng đồng, vì những giá trị tốt đẹp trong đời sống.
Ngoài các Chương trình bình chọn “Gương sáng Tư pháp”, “Gương sáng Pháp luật”, trong quá trình phát triển, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công rất nhiều chương trình ý nghĩa: “Doanh nghiệp doanh nhân thượng tôn pháp luật - phát triển bền vững”; “Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn”; các chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật hướng về biên giới, biển đảo”; Chương trình bình chọn Danh hiệu “Hãng luật và Luật sư của năm”... mang lại những giá trị lan tỏa tích cực. Qua các chương trình, nhiều ngôi nhà tư pháp, ngôi nhà tình thương đã được trao tặng, hàng chục vạn tờ báo được cấp phát miễn phí đến những vùng khó khăn; nhiều phần quà có giá trị đã được trao cho những gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; học sinh nghèo vượt khó...