时间:2025-01-10 19:51:21 来源:网络整理 编辑:La liga
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TC.CPI quý III tăng thấp hơn dự bá lịch bóng đá argentina
CPI quý III tăng thấp hơn dự báo
Ban Chỉ đạo điều hành giá họp bàn về kết quả thực hiện công tác điều hành giá quý II/2019 và dự báo,ămcóthểởmứctừđếlịch bóng đá argentina kiến nghị công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm.
Báo cáo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Trưởng Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong 9 tháng năm 2019 biến động theo hướng tăng tương đối cao vào tháng 2, giảm nhẹ trong tháng 3 và tháng 6, tăng dần trở lại từ tháng 7 đến tháng 9.
Trong quý III, CPI so với tháng trước đều tăng, tháng 7 tăng 0,18%, tháng 8 tăng 0,28%, tháng 9 ước tăng từ 0,4%-0,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng CPI trong quý III vẫn thấp hơn dự báo, từ đó tiếp tục tạo thêm dư địa cho việc điều hành lạm phát cả năm theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 9 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 tăng khoảng 2,52%.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong quý III/2019 do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hàng năm, như giá một số nhóm hàng tiêu dùng (thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, du lịch…) trong dịp nghỉ hè, dịp nghỉ lễ 2/9…; thời tiết vào mùa nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng làm giá điện, nước lũy tiến. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn giảm làm cho giá lợn tăng; giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản… cũng là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Trưởng Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo- Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: T.T |
Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá, đó là: giá lượng thực giảm do nguồn cung trong nước dồi dào, nhu cầu nhập khẩu chậm; giá xăng dầu và giá gas trong nước có xu hướng giảm trong quý III. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá về quyết tâm kiểm soát lạm phát năm 2019 theo mục tiêu đề ra, các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình giá cả thị trường trong và ngoài nước các mặt hàng thiết yếu để có phản ứng chính sách kịp thời, góp phần ổn định tâm lý thị trường, kiểm soát lạm phát kỳ vọng, chủ động điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường và kịch bản của Ban Chỉ đạo đã đề ra trong từng quý.
Theo Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, lạm phát cơ bản 9 tháng năm 2019 ước tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2018.
Đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay tăng từ 6,14% - 17,46%, thấp hơn mức tăng từ 8,6% - 23,7% của giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới; giá dịch vụ BOT đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành để dự kiến trong tháng 10/2019 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với 2 phương án.
Về triển khai thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT, đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá quan tâm chỉ đạo tại các kỳ họp trước của Ban Chỉ đạo. Hiện nay Bộ GTVT đang triển khai hệ thống giám sát độc lập về lưu lượng xem, doanh thu thu phí do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, hiện đã đưa vào vận hành 3 trạm thu phí và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2019. Bộ GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý, hạch toán doanh thu của các dự án BOT.
Đáng chú ý, việc đấu thầu thuốc và đàm phán giá thuốc đã góp phần làm giảm giá mặt hàng này. Đến nay, Bộ Y tế đã hoàn thành đấu thầu tập trung và đàm phán giá thuốc, công bố năm 2018 và thực hiện cho năm 2019-2020. Kết quả so với giá thuốc trúng thầu trung bình trước khi đấu thầu tập trung và đàm phán giá cấp quốc gia: Đối với 25 hoạt chất (152 thuốc) đấu thầu tập trung, gói biệt dược gốc giảm bình quân 10% (745 tỷ đồng); gói generic giảm bình quân hơn 40% (1.549 tỷ đồng). Đối với 4 nhóm thuốc đàm phán giá, giảm bình quân hơn 18% (giảm tương đương hơn 551 tỷ đồng). Tuy nhiên, việc giảm giá các mặt hàng này tác động đến CPI không nhiều vì phần lớn các thuốc này không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI nhóm thuốc, dịch vụ y tế.
Còn dư địa, có thể điều chỉnh giá một số dịch vụ công
Từ nay tới cuối năm, dự báo một số yếu tố tác động lên mặt bằng giá đã được Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo nêu, đó là: giá điện tăng trong tháng 3 có thể tiếp tục tác động lên CPI 3 tháng còn lại của năm; giá thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục tăng; những rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi… Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cuối năm như chính sách tiền tệ hiện vẫn đang được điều hành ổn định; dự kiến mặt hàng gạo giá cả không có nhiều biến động; dự kiến nguồn cung hàng hóa dồi dào không gây áp lực lên mặt bằng giá cuối năm.
Ban Chỉ đạo điều hành giá đặt ra giả thiết, nếu diễn biến CPI quý III tiếp tục tăng thấp hơn dự báo và với phương án CPI bình quân cả năm tăng ở mức 4% theo mục tiêu cho phép, thì trong 3 tháng còn lại thì CPI mỗi tháng có thể được tăng ở mức 3,1%. Tuy nhiên, trường hợp này khó xảy ra trong thực tế. Nhóm giúp việc đã thảo luận và báo cáo Ban Chỉ đạo kịch bản với lạm phát bình quân năm 2019 trong khoảng từ 2,73% - 2,81%. Với các kịch bản dự báo cho thấy, CPI năm 2019 sẽ tăng thấp hơn năm 2018, do vậy các mặt hàng điều hành giá theo lộ trình còn dư địa xem xét vào quý IV/2019.
Phát biểu và chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, bình quân 9 tháng, CPI tăng 2,52%, thấp nhất trong 3 năm gần đây (năm 2017 3,79%; năm 2018 là 3,57%). Chỉ số CPI diễn biến các tháng 7, 8, 9 đều thấp hơn dự báo, tiếp tục tạo dư địa điều hành lạm phát cả năm theo mục tiêu Quốc hội đề ra và là điều kiện để xem xét điều chỉnh hợp lý một số dịch vụ công.
Các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ nhận Bằng khen của Thủ tướng. Ảnh: T.T |
Theo Phó Thủ tướng, kết quả kiềm chế lạm phát trong quý III/2019 và 9 tháng đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nguyên nhân là do các bộ, ngành đã thực hiện nghiêm các kết luận của Ban Chỉ đạo điều hành giá; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương đã tốt hơn và cùng với đó là đóng góp của công tác thông tin truyền thông.
Với các kết quả nêu trên, Phó Thủ tướng khẳng định: “Mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 3,3% - 3,9% là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu không có những biến động đột xuất. Dự báo kịch bản CPI cuối năm, kể cả trong trường hợp giá thịt lợn tăng, giá xăng dầu tăng… hoàn toàn có thể kiểm soát CPI trong năm 2019 ở mức thấp, 3,3% - 3,5%, chứ không phải là kịch bản ở mức 3,3% - 3,9% như đã đề ra trước đó”.
Đưa ra các giải pháp từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến cung cầu, nhất là một số mặt hàng thiết yếu; chủ động nguồn hàng cuối năm nhất là dịp Tết âm lịch, dương lịch… Bộ Công thương chủ động phân phối nguồn hàng trong điều kiện cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn như hiện nay; có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để cân đối không chỉ chỉ số giá mà còn cán cân thanh toán, cán cân vốn, cán cân vãng lai.
Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt; phối hợp chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát cơ bản khoảng 1,9%.
“Trong điều kiện dư địa lạm phát thuận lợi, các bộ, ngành tiếp tục điều chỉnh giá thị trường các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu mà nhà nước có trách nhiệm bình ổn giá; chủ động tính toán, liều lượng phù hợp và thời điểm điều chỉnh để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá kịp thời chỉ đạo” – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá nói.
Phó Thủ tướng cũng quan tâm đặc biệt đến công tác truyền thông. Theo ông, cần làm tốt công tác truyền thông để người dân, doanh nghiệp tin tưởng điều hành của Chính phủ; công khai, minh bạch giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. “Một trong những thành công lớn nhất của mấy năm nay là niềm tin của người dân vào điều hành của Chính phủ, chống lợi ích nhóm, vì lợi ích chung, điều đó có đóng góp rất lớn của công tác truyền thông” – Phó Thủ tướng cho hay.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng có những chỉ đạo hết sức cụ thể đối với việc điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu như giá xăng dầu, giá điện, việc sớm công khai kiểm soát chi phí đầu vào giá điện, chậm nhất vào tháng 11/2019./.
Minh Anh
Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/12025-01-10 19:39
Việt Nam có thêm 1,1 triệu liều vắc xin Covid2025-01-10 19:19
33 đơn vị được Bộ Y tế phân bổ 103.680 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid2025-01-10 18:57
TP. HCM: Thu gần 118 tỷ đồng từ xử lý vi phạm quản lí thị trường2025-01-10 18:52
Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu2025-01-10 18:46
Kiểm tra chuyên ngành: Văn bản mới mâu thuẫn, trái với quy định hiện hành2025-01-10 18:27
Bình Dương lập bệnh viện dã chiến điều trị Covid2025-01-10 18:02
Hơn 6.000 nhân viên y tế hỗ trợ cho TP.HCM từ đầu dịch2025-01-10 17:48
Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa2025-01-10 17:47
Lô vắc xin Covid2025-01-10 17:26
Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm2025-01-10 19:47
Giá hồ tiêu giảm sâu kéo kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đi xuống2025-01-10 19:31
Sắp hết thời hạn, “thẻ vàng” từ EC đang được gỡ thế nào?2025-01-10 19:19
“3 điểm nhấn của kinh tế 2017 sẽ được tiếp tục trong năm 2018”2025-01-10 19:05
Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu2025-01-10 19:00
Hà Nội thêm 4 ca Covid2025-01-10 18:59
Kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp mất hàng chục tỷ đồng tiền lưu kho bãi2025-01-10 18:54
Hà Nội thêm 12 ca Covid2025-01-10 18:04
Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi2025-01-10 17:28
Bé gái 2 tuổi suýt thủng màng nhĩ vì 20 ấu trùng ruồi làm tổ trong tai2025-01-10 17:21