当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả thi đấu c2】Bài thuốc phòng chống tai biến: Cơ quan y tế chưa cấp phép

Như Chất lượng Việt Nam đã thông tin,àithuốcphòngchốngtaibiếnCơquanytếchưacấpphékết quả thi đấu c2 thời gian gần đây trên mạng xã hội Facebook, một bài thuốc gia truyền được cho là phòng chống được đột quỵ, tai biến chỉ bằng một lần đắp duy nhất trong đời đang được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi.

Trao đổi với phóng viên, ông Minh – người giới thiệu bài thuốc trên nhiều Fanpage cho biết, đây là bài thuốc gia truyền được bào chế từ các nguyên liệu, phụ liệu đơn giản, dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ông Minh khẳng định, người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh chỉ cần đắp thuốc vào gan bàn chân một lần duy nhất trong đời là coi như có thêm một tấm bùa hộ mệnh.

Sau khi khẳng định về công dụng thần kỳ của thuốc, người đàn ông này cho biết, hiện thuốc đang được bán tại nhà thuốc Tân Lợi Đường của ông tại ngã 3 Diêu Trì, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với giá 150.000 đồng/gói. Đáng chú ý hơn, cách thức hướng dẫn đắp thuốc còn nhuốm màu sắc tâm linh khi yêu cầu nữ đắp bàn chân phải, nam đắp bàn chân trái.

Bài thuốc đắp chân 1 lần phòng chống đột quỵ cả đời được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội

Để tăng niềm tin cho khách hàng, ông Minh còn gửi cho phóng viên một số đường link báo điện tử và trang tin có đăng bài viết nói về bài thuốc kỳ diệu này. Theo nội dung của một bài viết trong số đó, chúng tôi đã tìm đến tư gia của lương y Đỗ Thị Xuyến ở ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bà Xuyến là chủ một nhà thuốc gia truyền chữa xoang và cũng được biết đến là người quảng bá phương thuốc phòng chống đột quỵ, tai biến trong khoảng 5 năm trở lại đây. 

Thuốc bột đang được đóng gói trên chiếc bàn nhỏ ở phòng khách nhà bà Xuyến

Rất kiệm lời khi được hỏi về bài thuốc, bà Xuyến đưa cho chúng tôi một tờ hướng dẫn sử dụng và nói ngắn gọn: "Trong đó có đủ hết, về chịu khó mà đọc". Khi chúng tôi có mặt, trên chiếc bàn nhỏ nơi phòng khách của bà Xuyến vẫn xếp kín các gói thuốc bột được đóng trong túi nilon trắng. Trên nhãn tự in của gói thuốc ghi rõ: "Thuốc đắp chân phòng chống đột quỵ tai biến". Phía dưới là hướng dẫn sử dụng:

"Một gói đắp một lần một chân người

(Gói thuốc đã có đủ 5 vị)

(Làm theo tờ hướng dẫn)

Giá tiền thuốc: 15.000đ/gói

CSSX: Nhà thuốc gia truyền chữa xoang 19 - 20 ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt, phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội".

Hướng dẫn sử dụng bà Xuyến cung cấp cho bệnh nhân

Trong tờ hướng dẫn sử dụng bà Xuyến cung cấp cho chúng tôi ghi rõ "Bài thuốc gia truyền phòng chống đột quỵ tai biến", tuy nhiên ngay phần Lời mở đầu, chính bà lại chia sẻ rằng, đây là bài thuốc bà đọc được trên báo Người Cao Tuổi ngày 5/3/2010 của ông Trịnh Vinh Pha, đại tá - cựu chiến binh. Sau đó bà Xuyến học theo và làm bán cho mọi người.

Trong phần hướng dẫn sử dụng bài thuốc, bà Xuyến khẳng định:

+ Nếu chỉ phòng chống đột quỵ, tai biến thì 1 năm đắp 1 lần.

+ Nếu bị chuột rút, có dịch ở khớp nhẹ đắp 3 lần, nặng đắp 5 lần là khỏi.

+ Huyết áp cao, nhức đầu, đau nhức các khớp, tê buốt chân tay, nhẹ đắp 3 lần, nặng đắp 5 lần chỉ đỡ từ 40% đến 90% (nếu bệnh tái phát đắp tiếp).

+ Nếu chệch đĩa đệm, thoái hoá cột sống, gai đôi, gút, giãn tĩnh mạch đắp không khỏi.

+ Nếu khớp đùi có dịch hoặc đau nặng đi lại khó khăn thì 1 lần đắp 5 gói 2 chân 2 gói, 2 khớp đùi 3 gói, đắp vòng quanh khớp đùi.

Bà Xuyến cho biết, trong 2 năm làm thuốc, bà đã biếu 3.000 gói thuốc cho nhiều người, trong đó có 200 người sử dụng đắp vào 2 chân và đắp 2 - 3 lần, kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, khi tiếp nhận những thông tin này, trả lời báo giới, cả BS Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) và BS.ThS. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108) đều khẳng định trong Đông y không có bài thuốc tương tự như trên và không có bài thuốc nào chỉ đắp lòng bàn chân một lần mà có khả năng chữa hay chống những bệnh cấp tính. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc này, một đồng nghiệp của chúng tôi tại báo Gia đình và Xã hội đã tiếp xúc với một số người dân từng đắp thuốc bàn chân ở huyện Đan Phượng, Hà Nội. Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Văn Tuấn (73 tuổi) ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng cho biết, vì thấy thuốc rẻ mà được đồn thổi hiệu quả nên ông bảo con trai mua về cho mình dùng thử với hy vọng phòng được đột quỵ. Tuy nhiên, đắp thuốc xong, hiệu quả chưa thấy đâu mà ngay tại điểm bó thuốc xuất hiện một vết đen lớn. Ông Tuấn dùng mọi cách tẩy rửa nhưng không tài nào tẩy hết vết đen.

Còn bà Nguyễn Thị Hiên (64 tuổi) chia sẻ: “Tôi thấy tác dụng của bài thuốc này là vô lý. Ông nhà tôi cũng dán lá cao có chứa hỗn hợp thuốc đó nhưng khi bị tai biến, xử lý theo cách trích nặn máu nhưng không khỏi. Vì bệnh tiến triển nặng quá nên năm ngoái, ông ấy đã qua đời”.

Bà Hiên cho biết thêm, chị gái bà là Nguyễn Thị Chi (67 tuổi) thấy có dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Lo sợ bị đột quỵ, tai biến nên người nhà bà Chi cũng đi mua các vị thuốc này về đắp đến lần thứ 3 nhưng không thấy có tác dụng. Người nhà phải đưa bà Chi đi bệnh viện khám và mua thuốc về điều trị hỗ trợ phòng chống bệnh tai biến nên giờ đây sức khỏe bà Chi mới tốt hơn.

Theo thông tin chúng tôi có được, hiện loại thuốc đắp chân phòng chống đột quỵ, tai biến bà Xuyến đang bán được bào chế, đóng gói thủ công, chưa được Sở Y tế Hà Nội cấp phép. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc kiểm tra hiệu quả thực sự của bài thuốc để tránh cho người dân "tiền mất, tật mang".

 1. Điều kiện của người được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
– Có đủ năng lực hành vi dân sự.
– Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
– Được chính quyền cấp xã chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã nơi người đó cư trú.
– Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã nơi cư trú).
– Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:
+ Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị.
+ Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
+ Cách gia giảm (nếu có);
+ Cách bào chế;
+ Dạng thuốc;
+ Cách dùng, đường dùng;
+ Liều dùng;
+ Chỉ định và chống chỉ định.
– Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.
+ Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
+ Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
– Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó, được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận hoặc công chứng chứng thực.
– Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
– Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.

Thanh Yến

分享到: