当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【vizela đấu với sporting】Nâng cao thu nhập từ đa canh

Báo Cà Mau(CMO) Là địa phương nằm trong vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời, xã Khánh Lộc có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, ngoài thu nhập từ trồng lúa, người dân còn có thu nhập không nhỏ từ rau màu. Từ đó, diện tích trồng màu và cây ăn trái của xã qua hằng năm tăng lên.

Ông Đặng Minh Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, cho biết: “Hằng năm, Đảng uỷ, UBND xã ban hành kế hoạch nhân rộng mô hình trồng màu có hiệu quả và diện tích trồng màu hằng năm đều tăng lên. Việc chuyển đổi cây trồng bước đầu mang lại nhiều hiệu quả. Xã tích cực vận động Nhân dân cải tạo vườn tạp trồng hoa màu, cây ăn trái. Trong năm 2016, vận động Nhân dân cải tạo vườn tạp kém hiệu quả được 26 ha. Năm 2017, tiếp tục vận động Nhân dân cải tạo thêm 17 ha”.

Cuộc sống gia đình bà Ánh ổn định nhờ trồng hoa màu.

Với diện tích đất sản xuất 14 công, làm lúa thu nhập kém, bà Nguyễn Thị Ánh, ấp Kinh Ngang, xã Khánh Lộc, quyết định lên liếp, cải tạo đất trồng màu được 5 năm nay. Các loại hoa màu chủ yếu được bà Ánh trồng như: dưa leo, khổ qua, bầu, rau xanh các loại… Trồng màu tuy vất vả vì phải tốn công chăm sóc nhiều nhưng cho thu nhập ổn định.

Hiện tại, với 6 công dưa leo, mỗi ngày gia đình bà Ánh hái được 750 kg, thu được khoảng 2,5 triệu đồng. Mỗi vụ dưa leo từ khi xuống giống cho đến thu hoạch khoảng hơn 2 tháng, sau khi trừ chi phí, bà Ánh còn lãi khoảng 35 triệu đồng.

Bà Ánh cho biết: “Mấy năm gần đây, làm lúa không trúng mà lại chi phí cao, từ đó, vợ chồng tôi lên liếp, cải tạo đất trồng rẫy. Tuy có vất vả, giá cả có khi lên, xuống nhưng hầu như vụ nào cũng có lời. Đúng là 1 công rẫy bằng 5-7 công ruộng. Nhờ trồng rẫy mà cuộc sống gia đình khá ổn định”.

Sau nhiều năm trồng cam, mận không mang lại hiệu quả cao, anh Trần Út Năm, ấp Đòn Dong, quyết định chọn cây ổi để trồng trên diện tích hơn 3 công đất vườn. Hiện tại, 300 gốc ổi đang phát triển tốt và có 80 gốc ổi lớn đang cho thu hoạch trái. Diện tích đất vườn không nhiều, anh Út Năm tận dụng hết đất xung quanh nhà trồng rau xanh các loại, dưới gốc ổi trồng thêm rau diếp cá, rau răm. Ngoài làm 2 vụ lúa/năm, hằng tháng, bình quân từ tiền rau màu và ổi, anh có thu nhập không dưới 5 triệu đồng.

Ngoài ra, anh Út Năm còn chiết cành bán ổi giống cho bà con, mỗi gốc 10.000 đồng. Anh vừa chiết bán hết 1.500 gốc, giống ổi lê nữ hoàng. Anh Út Năm cho biết: “Trồng ổi cũng dễ, ít phun xịt thuốc vì ổi ít bệnh và lúc nhỏ đã cho vô bọc rồi nên hạn chế sâu. Theo tôi thì mô hình này cũng bền vững vì dễ tiêu thụ. Giá cả ổn định, tại vườn tôi bán 10.000 đồng/kg”.

Đến thời điểm này, toàn xã Khánh Lộc có 280 ha trồng hoa màu, cây ăn trái tăng 10 ha so với năm 2016. Tập trung nhiều ở ấp Đòn Dong, Kinh Ngang… Bình quân năng suất đạt 8 tấn/ha và cung ứng cho thị trường khoảng 2.240 tấn. Hằng năm, xã đều lập kế hoạch định hướng phát triển sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây, con giống có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn vay… Nhờ vậy, nhiều nông hộ trên địa bàn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hoá các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Sơn cho biết thêm: “Thời gian tới, UBND xã tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng cây ăn trái, hoa màu. Đồng thời, phối hợp với Hội Nông dân huyện, xã triển khai mô hình trồng cây ăn trái từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân. Bên cạnh đó, chọn những hộ nông dân có tâm huyết trồng màu, trồng cây ăn trái có hiệu quả để tham quan và nhân rộng trên địa bàn”.

Ngoài sự chủ động, mạnh dạn của người dân trong việc chuyển đổi cây trồng thì các cấp chính quyền cũng cần chú trọng kết nối với các doanh nghiệp thực hiện việc bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho bà con./.

Anh Thư

分享到: