Giá dịch vụ xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 là 16.400 đồng | |
Bộ Y tế nói gì về thông tin "loạn giá xét nghiệm Covid-19"?áxétnghiệket qua bong da cup c1 hom nay |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn |
"Loạn" giá xét nghiệm Covid-19
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, trong thời gian qua nhiều nơi ghi nhận việc loạn giá xét nghiệm Covid-19, mỗi nơi mỗi giá, có nơi thu tới đến 450.000 đồng/lần xét nghiệm.
“Liệu có lợi ích nhóm trong việc nhập khẩu kit xét nghiệm, gây bức xúc trong nhân dân hay không? Tại sao có chuyện này xảy ra và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế khi để giá xét nghiệm trôi nổi như thế?”, đại biểu Phạm Văn Hoà đặt câu hỏi.
Tương tự, đại biểu Đặng Hồng Sỹ (đoàn Bình Thuận) nhấn mạnh: Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được virus SARS-CoV-2 và qua phương tiện thông tin đại chúng năm 2020, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sản xuất được kit xét nghiệm.
Tuy nhiên, thời gian qua, Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu kit xét nghiệm. Đại biểu tỉnh Bình Thuận đặt câu hỏi, tại sao không sử dụng kit xét nghiệm trong nước phải nhập từ nước ngoài.
Đáng chú ý, giá xét nghiệm sáng 9/11/2021 mới chính thức có còn trước đây giá mỗi cơ sở rất khác nhau; đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết trách nhiệm trong quản lý giá xét nghiệm.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, giá cả thiết bị, sinh phẩm phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thời điểm mua. Khi dịch bệnh mới bùng phát, thiếu nguồn cung, các quốc gia tranh mua,... nên giá cao; sau khi nguồn cung được mở rộng, giá giảm.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phải công khai, niêm yết giá trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ để các địa phương tham khảo, quyết định mua sắm.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng tăng cường cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu test kit, tạo điều kiện nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới, mở rộng nguồn cung, hạ giá thành sản phẩm; tăng cường vận động doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nước tài trợ để bảo đảm đủ số lượng, chất lượng test kit, sinh phẩm,... phục vụ công tác phòng chống dịch.
Riêng về vấn đề giá xét nghiệm vừa được công bố chính thức, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tới tháng 9/2021, khi Bộ chỉ đạo giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào thì các đơn vị nhận lỗi do “mải mê” quá nên không thực hiện được.
“Tới đây chắc chắn rằng việc giá xét nghiệm sẽ từng bước được điều chỉnh, trên quan điểm chung là cố gắng hạ được giá xét nghiệm để bảo đảm cho thực thi những biện pháp phòng, chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Cách ly linh hoạt, an toàn
Trong phiên chất vấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi cho “tư lệnh” ngành y tế về vấn đề cách ly tại các địa phương.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho biết, nhiều cử tri sống tại chung cư rất lo lắng về chính sách của một số địa phương trong đó có TP. Hà Nội về việc bắt buộc đưa F1 phải đi cách ly tập trung mà không xem xét theo trường hợp cụ thể.
Ví dụ, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc 5K nhưng chỉ cần đi chung thang máy với F0 trong khoảng vài chục giây là đã trở thành F1 và bị bắt buộc đưa đi cách ly tập trung trong thời gian khoảng 14 ngày. Trong khi đó, họ hoàn toàn có đủ điều kiện để tự cách ly tại căn hộ và cam kết thực hiện việc cách ly.
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 10/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
“Cách làm này gây lãng phí về nguồn lực, dễ gây tổn hại về tinh thần, dễ lây nhiễm chéo và không phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đánh giá.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, căn cứ trên Nghị quyết số 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc xét nghiệm, cách ly đối với những trường hợp đi từ những vùng dịch trở về, đối với cấp độ 3 và cấp độ 4 được phân ra làm nhiều quy định.
Thứ nhất, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin chỉ cần theo dõi y tế ở nhà 7 ngày và xét nghiệm ngày thứ nhất. Người đã khỏi bệnh cũng như vậy. Những người đã tiêm 1 mũi vắc xin thì cách ly tại nhà 7 ngày. Người chưa tiêm mũi nào sẽ cách ly tại nhà 14 ngày.
“Trong khuyến cáo của Bộ Y tế là tùy mức độ, tùy địa phương, nhất là vấn đề bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch đối với những khu vực có mật độ dân cư cao như chung cư hay những khu vực có nhiều người dân sinh sống mà chưa được tiêm vắc xin thì cố gắng cách ly một cách linh hoạt để bảo đảm tính an toàn”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Về việc những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đeo khẩu trang, không tiếp xúc nhưng vô tình đi cùng thang máy với F0 và hoàn toàn có đủ khả năng tự cách ly tại căn hộ thì có bắt buộc phải đưa họ đi cách ly tập trung hay không, Bộ trưởng cho biết, tình trạng này đã xảy ra đối với một vài địa phương, trong đó có TP. Hà Nội.
Bộ Y tế đã trao đổi với TP. Hà Nội trong những trường hợp như vậy thì không bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế đã nêu rất rõ trường hợp như vậy chỉ cách ly tại nhà 7 ngày. Đồng thời, Bộ Y tế đã có văn bản đưa ra các mức độ về những đối tượng tiêm 2 mũi vắc xin, 1 mũi vắc xin, người chưa tiêm và người đã khỏi bệnh thì như thế nào.