发布时间:2025-01-25 18:12:52 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Kiên quyết xử lý hành vi gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp Doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề về hoá đơn điện tử |
Qua rà soát dữ liệu HĐĐT trong công tác quản lý thuế, cơ quan Thuế đã phát hiện nhanh một số trường hợp xuất HĐĐT với doanh số lớn “đột biến”. |
Bổ sung 5 trường hợp phải ngừng sử dụng hoá đơn điện tử
Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về việc dăng ký sử dụng hóa HĐĐT. Trên thực tế áp dụng HĐĐT thời gian qua phát sinh trường hợp do việc đăng ký thành lập DN quá dễ nên một số đối tượng thành lập DN không có hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ lấy pháp nhân, sau đó đăng ký sử dụng HĐĐT qua mạng và thực hiện hành vi bán khống HĐĐT. Qua rà soát dữ liệu HĐĐT trong công tác quản lý thuế, cơ quan Thuế đã phát hiện nhanh một số trường hợp xuất HĐĐT với doanh số lớn “đột biến”, ngoài ra cơ quan cảnh sát điều tra tại một số tỉnh cũng đã thực hiện điều tra một số vụ án liên quan gian lận xuất HĐĐT khống.
Theo đó, cơ quan quản lý đề xuất bổ sung tại Điều 15 các quy định phòng ngừa gian lận từ khâu đăng ký sử dụng hóa đơn với nội dung cơ quan Thuế xác định nhân thân người đại diện theo pháp luật của DN tại CSDL quốc gia về dân cư khi người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn lần đầu và khi người nộp thuế đăng ký thay đổi thông tin HĐĐT. Ở khâu đăng ký sử dụng HĐĐT, hệ thống của Tổng cục Thuế sẽ tự động đối chiếu thông tin về nhân thân người đại diện theo pháp luật, nhân thân của chủ hộ cá nhân tại Hệ thống Định danh và xác thực điện tử (VneID) trừ trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài. Trường hợp kết quả xác thực người đại diện theo pháp luật khớp đúng thì cơ quan Thuế sẽ chấp thuận thông báo sử dụng HĐĐT; trường hợp xác thực không khớp đúng hoặc không có thông tin hoặc thuộc diện rủi ro cao thì người nộp thuế thực hiện giải trình.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về ngừng sử dụng HĐĐT tại Điều 16 Nghị định 123. Theo quy định hiện hành có 7 trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT. Tuy nhiên, theo cơ quan Thuế, thực tế trong thời gian qua đã phát sinh một số vụ án gian lận trong quá trình sử dụng HĐĐT liên quan hoàn thuế GTGT. Do đó, để phòng chống gian lận trong quá trình sử dụng HĐĐT và xuất phát từ thực tiễn, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm 5 trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT, gồm: Trường hợp cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan Thuế dấu hiệu DN được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng HĐĐT không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp HĐĐT; Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế và thuộc danh sách do cơ quan Thuế xác định sau khi cơ quan Thuế áp dụng các biện pháp giám sát theo quy định pháp luật về quản lý thuế; Người nộp thuế có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan Thuế. Trường hợp cơ quan Thuế chuyển hồ sơ DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sang cơ quan Công an theo tin báo tội phạm; Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh; Người nộp thuế có văn bản đề nghị tạm ngừng sử dụng HĐĐT.
Như vậy, sau khi hoàn thiện thì sẽ có 12 trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT. Về thủ tục của cơ quan Thuế, có 5 trường hợp hệ thống của cơ quan Thuế sẽ tự động ngừng việc sử dụng HĐĐT của DN; 4 trường hợp cơ quan Thuế ban hành thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng HĐĐT. Còn lại 3 trường hợp cơ quan Thuế đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin liên quan đến việc sử dụng hoá đơn trước khi quyết định ngừng sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng hoá đơn.
Doanh nghiệp sử dụng bình quân 100.000 HĐĐT trở lên được gửi dữ liệu trực tiếp đến Tổng cục Thuế
Cùng với việc bổ sung các trường hợp phải ngừng sử dụng HĐĐT, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Theo đó, hiện nay, Điều 21 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người bán trong việc sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế, Điều 22 quy định về trách nhiệm của người bán trong việc sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan Thuế. Quy định tại Điều 22 chưa nêu rõ số lượng hóa đơn DN sử dụng bao nhiêu là lớn (hóa đơn sử dụng mỗi tháng/mỗi năm) để đáp ứng điều kiện kết nối trực tiếp với cơ quan Thuế. Do đó cần thiết phải có quy định cụ thể về tiêu chí số lượng hóa đơn để cục thuế địa phương có cơ sở đánh giá hồ sơ đăng ký kết nối trực tiếp của DN. Việc quy định số lượng hóa đơn sẽ hạn chế được số lượng DN đăng ký thực hiện kết nối trực tiếp, tránh tình trạng quá tải đối với hệ thống HĐĐT. Ngoài ra chưa có quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT đối với người mua dịch vụ và đối với cơ quan Thuế. Theo đó, đề xuất sửa đổi theo hướng quy định 1 Điều (Điều 21) quy định trách nhiệm chung của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng HĐĐT mà không cần tách thành 2 Điều riêng phân biệt hai trường hợp sử dụng HĐĐT có mã, không có mã. Nội dung Điều này trên cơ sở quy định hiện hành (Điều 21, 22 Nghị định 123) và bổ sung làm rõ trường hợp DN, tổ chức kinh tế sử dụng bình quân 100.000 HĐĐT trở lên và có hệ thống CNTT đáp ứng thì gửi dữ liệu HĐĐT trực tiếp đến Tổng cục Thuế. Đồng thời bổ sung 1 Điều (Điều 22) quy định trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT đối với người mua dịch vụ và đối với cơ quan Thuế.
Liên quan đến nội dung “Gửi HĐĐT có mã của cơ quan Thuế đến người mua ngay sau khi nhận được HĐĐT có mã của cơ quan Thuế đối với trường hợp người bán sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế” được quy định tại Điều 21 Nghị định 123, đại diện Công ty CP MISA cho biết, nội dung “sau khi nhận được HĐĐT có mã của cơ quan Thuế” được hiểu là sau khi nhận được HĐĐT đã được cơ quan Thuế cấp mã. Do đó, DN này đề xuất sửa lại theo hướng: Gửi HĐĐT có mã của cơ quan Thuế đến người mua ngay sau khi nhận được HĐĐT đã được cơ quan Thuế cấp mã đối với trường hợp người bán sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế”. Bên cạnh đó, đại diện Công ty MISA góp ý cho quy định “Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan Thuế” tại Điều 21 Nghị định 123. Theo đại diện MISA, nội dung “gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan Thuế” chưa có quy định trong trường hợp người mua là khách hàng lẻ, không có thông tin trên hóa đơn. Do đó, đơn vị này đề nghị xem xét bổ sung quy định “Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan Thuế. Với các trường hợp không có thông tin người mua trên hóa đơn, người bán gửi hóa đơn cho cơ quan Thuế muộn nhất cuối ngày lập hóa đơn” để việc thực hiện được thuận lợi và dễ dàng hơn.
相关文章
随便看看