发布时间:2025-01-25 18:11:21 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Cơ chế hợp tác của ASEAN+3 cùng nhiều FTA được ký kết giúp DN Việt Nam có nhiều thuận lợi trong thương mại. Ảnh: Trần Việt. |
Cơ hội đi kèm thách thức
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay,ợptácASEANDoanhnghiệpViệtNamcòngặpkhóbảng xếp hạng câu lạc bộ brazil cơ chế hợp tác của ASEAN+3 là cơ chế hợp tác thường xuyên của ASEAN nhằm thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN và 3 nước đối tác. Đối với Việt Nam, trong nhiều năm qua, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là đối tác thương mại và đầu tư lớn, Việt Nam luôn nhập siêu với ASEAN+3.
Đánh giá về tình hình hội nhập của các DN trong ASEAN+3, theo TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, thực chất, ASEAN+3 là hội nhập tự thân, nghĩa là các DN lớn tại các nước ASEAN đã tự hình thành mạng sản xuất, tạo nên sự hội nhập trong khu vực. Do đó, đối với Việt Nam, tác động từ ASEAN+3 sẽ nghiêng về đầu tư hơn thương mại.
Nói về cơ hội của các DN Việt Nam trong ASEAN+3, TS. Thu cho rằng, các nước hợp tác đều là quốc gia lớn, có nền kinh tế phát triển nên đây là cơ hội lớn để DN tiếp cận, học hỏi về khoa học công nghệ. Hơn nữa, ASEAN+3 cũng là những thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng cho DN Việt Nam đưa hàng hóa vào.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, quốc gia nào cũng có những “đặc điểm” gây khó khăn cho DN. Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong ASEAN+3, khó khăn tại thị trường Trung Quốc là DN không chỉ chịu sức ép cạnh tranh từ hàng Trung Quốc giá rẻ mà vấn đề gian lận thương mại, ép giá… cũng là trở ngại lớn cho DN. Còn đối với thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, đây là 2 thị trường rất tiềm năng cho mặt hàng nông sản nhưng lại đặt ra yêu cầu kiểm soát rất nghiêm ngặt. Hơn nữa, đầu tư FDI từ 2 quốc gia này vào Việt Nam lớn nhưng mức độ lan tỏa để DN Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất còn thấp.
Theo TS. Nguyễn Anh Thu, mặc dù thông tin về hội nhập đã được phổ biến khá rộng rãi nhưng sự sẵn sàng của các DN Việt Nam vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, Việt Nam còn chịu sự tác động của các yếu tố địa chính trị, an ninh khu vực, sự ảnh hưởng từ chính sách của các cường quốc lớn trong khu vực mà ASEAN+3 có cả 3 cường quốc.
DN Việt Nam đang ở đâu?
ASEAN+3 được đánh giá là sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á, làm tiền đề cho các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã và đang được ký kết. Do đó, nhiều DN Việt Nam đã biết tận dụng, tập trung không chỉ vào thị trường các nước trong khối ASEAN mà còn cả các nước đối tác để tranh thủ sự thuận lợi của việc đưa hàng hóa XK sang các quốc gia trên. Nhận xét về các thị trường này, đa số DN đánh giá, nguyên nhân để tập trung phát triển bởi các quốc gia này không chỉ có kinh tế phát triển, các FTA đã ký kết mà còn có nền văn hóa tương đồng, các sản phẩm, hàng hóa XK sang dễ được người tiêu dùng đón nhận, phía đối tác khách hàng cũng có nhiều ưu ái hơn.
Nói về vấn đề này, theo ông Vũ Huy Quang, Giám đốc XK Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, thị trường chính của Sài Gòn Food là Nhật Bản, với khoảng 20 triệu USD/năm, XK vào các thị trường khác gần như không đáng kể do các mặt hàng XK của Công ty là cá hồi, tôm… rất phù hợp với thị trường Nhật Bản. Hơn nữa, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã được ký kết cũng đã tạo nhiều thuận lợi cho DN XK.
Cũng tập trung vào thị trường Nhật Bản, tuy nhiên, ông Nguyễn Thượng Uyển, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay, tỷ giá đồng Yên của Nhật Bản giảm sút rất nhiều so với USD khiến giá trị XK các mặt hàng thủy, hải sản của Công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng.
Cùng trong ảnh hưởng của tác động tỷ giá, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, hiện lượng thép NK từ Trung Quốc vào Việt Nam chiếm tới 50%, việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thời gian qua đã khiến giá thành thép Trung Quốc vào Việt Nam rẻ hơn rất nhiều, gây sức ép cạnh tranh lớn cho DN NK thép từ quốc gia khác.
Những tác động trên đã khiến nhiều chuyên gia đưa ra mong muốn, Nhà nước cần có chính sách để thay đổi, tạo điều kiện hơn nữa cho DN phát triển. Theo TS. Nguyễn Anh Thu, Nhà nước cần đi sâu hơn nữa, quyết liệt hơn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, nỗ lực tự bản thân DN cũng rất cần thiết. Hiện các DN Việt Nam vẫn đang tham gia vào công đoạn thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, đa phần vẫn đang sản xuất và XK những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Vì thế, để tiến cao hơn và nâng cao sức cạnh tranh, các DN phải chủ động, thay đổi phương thức kinh doanh, tái cơ cấu DN… và các cơ quan ban ngành, hiệp hội ngành nghề cũng cần có sự phối hợp để giúp DN có những bước đi đúng và hiệu quả hơn.
相关文章
随便看看