【ti xo】Đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng chế đọ thai sản không ?
时间:2025-01-10 10:42:59 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Hiện giờ vợ em đang mang thai dự kiến sinh tháng 1 năm 2020 thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ?Đanghưởngbảohiểmthấtnghiệpcóđượchưởngchếđọthaisảnkhôti xo Hiện giờ vợ em muốn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, vậy khi vợ em đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp ,thì có đuợc hưởng chế độ thai sản không a? Hiện giờ vợ bạn đang mang thai dự kiến sinh tháng 1 năm 2020, theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn có được hưởng chế độ thai sản.
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4, Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: b) Lao động nữ sinh con”; “2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1. Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.” và “4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 có quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau: “1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Như vậy, theo thông tin bạn đã cung cấp, thì vợ Bạn thuộc vào trường hợp có thể được hưởng chế độ thai sản theo Điều 31, Luật bảo hiểm năm 2014 do đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội được trên 07 năm. Tuy nhiên, đến tháng 7/2019 thì công ty tuyên bố phá sản, đã chốt bảo hiểm đến hết tháng 7/2019 và vợ bạn hiện tại đang mang thai, dự kiến sinh con vào tháng 1 năm 2020, nên căn cứ Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Vợ bạn sinh con trước ngày 15/01/2020
Với trường hợp này, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. Đến tháng 7/2019 thì công ty tuyên bố phá sản,và đã chốt bảo hiểm đến hết tháng 7/2019, thì thời gian đóng bảo hiểm của vợ bạn sẽ được tính từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2019 là 07 tháng. Vậy căn cứ theo Khoản 2 và khoản 4, Điều 31, Luật bảo hiểm 2014, dù vợ bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì vẫn hoàn toàn đủ Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp 2: Vợ bạn sinh con từ sau ngày 15/01/2020
Với trường hợp này, do công ty tuyên bố phá sản,và đã chốt bảo hiểm đến hết tháng 7/2019, nên nếu vợ bạn không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính như ở trường hợp 1. Còn nếu vợ bạn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì dù vợ bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì vẫn hoàn toàn đủ Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Hiện giờ vợ bạn muốn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. Khi vợ bạn đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì vẫn đuợc hưởng chế độ thai sản.
Luật sư đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật việc làm 2013 khái niệm: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”
Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”
Như vậy, Bảo hiểm thất nghiệp được chi trả dựa trên Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 57, Luật việc làm năm 2013. Còn chế độ thai sản được chi trả dựa trên Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản và ngược lại.
Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội- thuộc Cộng đồng Luật sư IURA
Ban Bạn Đọc
上一篇: Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
下一篇: Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
猜你喜欢
- Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- Soi kèo góc MU vs Bodo/Glimt, 3h00 ngày 29/11
- Soi kèo góc Sturm Graz vs Girona, 0h45 ngày 28/11
- Soi kèo góc Leicester City vs Chelsea, 19h30 ngày 23/11
- Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- Soi kèo góc Heidenheim vs Chelsea, 0h45 ngày 29/11
- Nhận định bóng đá Hà Lan hôm nay
- Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Barito Putera, 19h00 ngày 3/12: Cửa dưới thất thế
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?