【kết quả bóng đá miami】Tuyển sinh 2018: Trường đại học ngoài công lập đang thu hút nhiều thí sinh
Điểm chuẩn cao
Trong những năm gần đây, mặc dù mức học phí tại các khối trường ngoài công lập khá cao, nhưng thí sinh và phụ huynh đã không còn “ngại” trong việc chọn trường ĐH tư để học. Nhiều thí sinh có học lực tốt, điểm thi cao vẫn quyết định chọn các trường ngoài công lập có đào tạo ngành yêu thích, định hướng đào tạo và môi trường học tập phù hợp với bản thân.
Theo đó, mặt bằng điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường tư thục cũng đã được nâng lên, chứ không còn tình trạng “vơ bèo vạt tép” như trước đây. Thậm chí, trong mùa tuyển sinh năm 2018 này, nhiều trường tư thục tại TP.HCM có điểm chuẩn cao hơn cả một số trường công lập thuộc top giữa và có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển rất đông.
Điển hình như trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) trong những năm gần nay đều có điểm chuẩn từ 16 - 20 điểm (điểm xét tuyển không nhân hệ số). Năm 2018, điểm chuẩn ngành Marketing của HUTECH và điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Nhật của UEF đều ở mức cao, lên đến 20 điểm.
Hay trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) cũng có điểm chuẩn năm 2018 của các ngành từ 15,5 điểm đến 21,5 điểm. Trong đó, chỉ có 3 ngành dao động điểm chuẩn từ 15,5 - 16,25. Các ngành còn lại đều dao động từ 18,25 điểm đến 21,5 điểm. Trường ĐH Hoa Sen cũng có mức điểm chuẩn trúng tuyển khá cao từ 18 – 20 điểm. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, có mức điểm chuẩn dao động từ 15-20 điểm…
Trong khi đó, nhiều ngành học ở các trường ĐH công lập chỉ lấy mức điểm chuẩn 14 - 15 điểm và nhiều trường dự kiến sẽ xét tuyển NV bổ sung nhiều hơn các năm trước.Đặc biệt, sau khi hết hạn làm thủ tục nhập học đợt 1 (ngày 12/8), hiện nhiều trường ĐH công lập trên địa bàn TP.HCM tuyển sinh hàng trăm chỉ tiêu bổ sung, bao gồm cả chương trình hệ đại trà, chất lượng cao và liên kết đào tạo quốc tế.
Chẳng hạn, ĐH Nông lâm TP.HCM thông báo tuyển xét tuyển bổ sung từ 150- 200 chỉ tiêu cho mỗi phân hiệu của trường tại Gia Lai, Ninh Thuận. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung từ 15 điểm trở lên.
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM xét tuyển bổ sung 500 chỉ tiêu vào chương trình liên kết đào tạo quốc tế các ngành: Quản trị kinh doanh, Điện - điện tử, Kế toán và quản trị tài chính, Cơ điện tử, Kĩ thuật cơ khí, Công nghệ thông tin, Xây dựng.
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xét tuyển bổ sung đợt 1 với hơn 500 chỉ tiêu ở 15 ngành. Phân hiệu Bến Tre của ĐH Quốc gia TP.HCM xét tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu...
Song song đó, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào khối các trường ĐH tư thục cũng gia tăng đáng kể. Năm 2018, trường ĐH Công nghệ TP.HCM có tổng số khoảng 51.000 nguyện vọng (NV) đăng ký vào trường theo phương thức xét điểm thi, tăng khoảng 24% so với 2017.
Trong đó, NV1 tăng 33% so với năm trước; Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức điểm thi khoảng 25.000, tăng gần 70% so với năm 2017. Trong đó, số lượng thí sinh chọn NV1 tăng gần 20%...
Đầu tư chất lượng đào tạo
Đây là kết quả của sự đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng đào tạo đảm bảo của khối trường ĐH tư thục, tạo niềm tin của phụ huynh và thí sinh. Điển hình như tại trường ĐH Công nghệ TP.HCM với 200 phòng học lý thuyết chuẩn quốc tế, trên 60 phòng thực hành thí nghiệm với công nghệ cao, tiên tiến giúp sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất. Nhà trường cũng đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa trường với DN.
Chẳng hạn, với các ngành Quản trị du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, sinh viên được tham gia học tập tại các khách sạn, resort, trung tâm hội nghị hàng đầu như Intercontinental Asian, Majestic, GEM Center, GALA Center... Trong thời gian từ 2,5 - 4 tháng tùy theo đơn vị đối tác, sinh viên được đại diện DN trực tiếp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn và tham gia làm việc ngay cùng nhân viên chính thức.
Hay như trường ĐH Đại học Nguyễn Tất Thành, đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng phát triển cơ sở vật chất. Hiện trường có hơn 2.000 cán bộ, giảng viên năng động và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, trong đó có 12 giáo sư, 17 phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, hơn 500 thạc sĩ. Chương trình đào tạo của ĐH Nguyễn Tất Thành được đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.
Năm 2016, nhà trường chính thức được tổ chức đánh giá xếp hạng QS-Star (Anh Quốc) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, trong đó hoạt động giảng dạy của Nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao. Bên cạnh đó, nhà trường đã và đang xây dựng các đề án đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel, AEON... và xuất khẩu lao động sang các doanh nghiệp tại Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc...
Theo tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, đề thi khó, quy định xác định chỉ tiêu... là tác động chung đến bức tranh tuyển sinh năm 2018. Đề thi khó, các trường công giữ chỉ tiêu như các năm thì điểm chuẩn thấp xuống. Các trường công hạn chế mặt chỉ tiêu, khiến điểm chuẩn giữa công - tư gần nhau hơn. Tuy nhiên, một trong những tác động lớn là sự băn khoăn của phụ huynh, thí sinh về chất lượng giáo dục ĐH nói chung, nhất là việc thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, hiện nhiều khối trường ĐH tư thục đang có nhiều cố gắng trong việc tạo việc làm, gắn kết doanh nghiệp, hợp tác quốc tế. Vừa chạy theo nhu cầu thị trường, vừa bám chuẩn quốc tế, lại đầu tư nhiều, xây dựng cơ sở vật chất tốt. Trường tư bứt phá tạo được hình ảnh chung, thu hẹp khoảng cách lại./.