【kết quả trận liver】Ước mơ từ trường học ở Bến Ván
Đường vào khu định cư Bến Ván đã thoáng rộng với những cây xanh đan bóng,ƯớcmơtừtrườnghọcởBếnVákết quả trận liver tạo nên một không gian mát dịu trước khi vào vùng quê mới. Thế nhưng hơn 12 năm qua, đây vẫn là vùng đất còn nhiều khó khăn.
Học trò nghèo, phụ huynh ít quan tâm
Hiện nay, 50% học sinh Bến Ván thuộc gia đình nghèo, một số là người dân tộc Vân Kiều. Đại bộ phận người dân chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em. Hằng năm, cái khó của giáo viên là vận động trẻ trong độ tuổi đến trường. Bà Quýt, một phụ huynh cho biết, các cháu của bà đều theo học tại trường, nhưng việc học hành giao phó cả cho thầy cô, vì cha mẹ chúng đều đi làm từ sáng sớm tới tối tắt đèn mới về. “Tui ở gần trường nên cũng có điều kiện canh chừng không cho mấy đứa chơi điện tử. Nhà khác thì khó”. Bà Quýt tự hào vì các cháu bà dù ít có sự chăm sóc của ba mẹ nhưng học rất khá, từ lớp 1 đến nay đều đạt học sinh giỏi, lại làm lớp trưởng. Nhưng không phải những trẻ nhỏ nào cũng chăm ngoan và học giỏi. Phụ huynh của Trường tiểu học và THCS Bến Ván chủ yếu làm thuê, thu nhập không cao. Vất vả mưu sinh, họ không nhiều thời gian chăm sóc gia đình con cái. Khi hỏi về việc học tập giáo dục trẻ, hầu hết đều nói “trăm sự nhờ thầy cô”.
Năm học qua, trường huy động được 179 em, năm nay con số này là 164/9 lớp. Điều thầy Hiệu trưởng Cao Trường Sơn tự hào là việc huy động được 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp 1 và lớp 6. Thầy Sơn tâm sự: “Ngay từ đầu năm, trường phân công giáo viên về từng thôn điều tra nắm chắc độ tuổi của trẻ. Trường tham mưu với lãnh đạo thôn, kết hợp các ban ngành để huy động. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện, giúp đỡ về tinh thần, vật chất cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tiếp sức các em đến trường”. Trong năm học, các thầy cô cũng phải chú ý từng em để nếu “phát sinh vấn đề” thì lập tức báo cáo để trường tìm biện pháp động viên, hỗ trợ cho các em vượt qua khó khăn ở lại trường.
Khó khăn đeo bám
Chị K (chủ quán cà phê Bình Minh, Bến Ván) chùng giọng khi nhớ lại cái chết thương tâm của hai giáo viên Trường TH&THCS Bến Ván cách đây chưa lâu “Đó là dịp 20/11, con nước lên nhanh và bất ngờ quá nên khi hai thầy cô bị cuốn vào dòng nước xiết, các giáo viên cùng đi chỉ biết nhìn theo đồng nghiệp… ”. Sau sự việc đau lòng này, tỉnh đầu tư xây một cây cầu qua con ngầm vào khu Bến Ván, nhưng nỗi đau mất mát vẫn chưa nguôi ngoai vùng quê nhỏ.
Thầy Sơn cho biết, vẫn thiếu giáo viên môn địa, giáo dục công dân. Đối với THCS, mỗi bộ môn chỉ có 1 giáo viên nên việc trao đổi, học hỏi hạn chế. Các thầy cô đều từ vùng quê khác đến, mỗi ngày vượt cả trăm km đi, về để dạy học. Điều kiện ở lại buổi trưa cũng tạm bợ. Khu tập thể chỉ có 2 phòng, 1 cho hộ gia đình, phòng còn lại là chỗ tạm ngả lưng cho giáo viên ở lại trưa. Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên ở lại đều ăn mì ăn liền, “sang chảnh” mới ra dặn bà chủ quán gần trường nấu cho bữa cơm…
Như mọi trường mức 3, trường ít học sinh lại nằm ở vị trí khá cách biệt nên đội ngũ giáo viên ở đây hiện đang kiêm nhiều môn. Trường hiện có 16 người/9 lớp của hai cấp, có người dạy 3 môn cho 4 khối nên khi có điều kiện nâng cao chất lượng, phương pháp dạy học.
Mong ước
Sau 12 năm thành lập, ngôi trường với 2 cấp học nhìn khá khang trang, nhưng đằng sau sự bề thế ấy, CSVC vẫn thiếu và bắt đầu xuống cấp. Trường thiếu phòng học bộ môn, hệ thống vi tính cũ, mạng phập phù, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ.
Bến Ván đã được các hộ phủ sóng wifi. Nhưng điều kiện gia đình ở đây khó khăn không có máy tính riêng, hệ thống máy của trường xuống cấp, nên niềm vui của học sinh là điện thoại và tranh thủ ra quán café gần trường… để “ké” wifi lên mạng. Thế nhưng, đây cũng thực sự là mối lo của trường vì không quản lý được học sinh. Bà chủ quán cho biết, khi nào quán cũng có học sinh, đôi khi 3, 4 em uống chung một chai nước, một ly café nhưng đều yêu cầu… bật mạng.
Thầy Sơn trầm ngâm: “Với một địa chỉ như Bến Ván, việc dạy chữ chưa đủ, trường cần tạo cho các em một lối sống lành mạnh”. Điều kiện về con người cũng như CSVC lại chưa đáp ứng được. Mong có một thư viện đa chức năng, hệ thống máy vi tính, mạng tốt để các em có điều kiện học tập, giải trí bổ ích, thiết thực.
Hương Giang