【kết quả u20 pháp】Ai sẽ trở thành Giáo hoàng mới?
Sau khi biết tin Đức Giáo hoàng Benedict XVI từ nhiệm, dư luận bắt đầu suy đoán về người đứng đầu Vatican trong tương lai. Trong số ứng cử viên có các Hồng y đến từ Italia, Đức, Canada và hai vị Hồng y đến từ châu Phi.
Hai Hồng y từ châu Phi rất được công chúng quan tâm, trước hết vì trong lịch sử Giáo hội Công giáo La Mã chưa hề có tiền lệ như vậy; thứ hai, họ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Kito giáo trở lại châu Phi và Trung Đông. Trong bất kỳ trường hợp nào, tương lai của Giáo hội Công giáo La Mã cũng trực tiếp phụ thuộc vào vị Giáo hoàng sắp được lựa chọn.
Đối với Giáo hội Chính thống Nga, quyết định của Đức Giáo hoàng Benedict XVI được đánh giá là “hành động của lòng dũng cảm cá nhân”. Trong thời kỳ Đức Giáo hoàng Benedict XVI trị vì, mối quan hệ giữa Giáo hội Nga và Giáo hội Công giáo được cải thiện rất nhiều. Mặc dù trên thực tế, lãnh đạo của hai nhà thờ chưa gặp nhau lần nào, nhưng vấn đề đó không hề gây ra phản ứng tiêu cực từ các giáo sĩ của Giáo hội Chính thống.
Tòa Thượng phụ Moscow nhấn mạnh: “Cuộc gặp đó không cần phải là sự kiện chính thức duy nhất, mà thực sự cần giải quyết các vấn đề còn tồn tại đến ngày hôm nay giữa người Công giáo và Giáo hội Chính thống”. Cuộc đối thoại sẽ tiếp tục dưới thời Đức Giáo hoàng mới. Với sự nhậm chức của tân Giáo hoàng, đường lối Giáo hội Công giáo chắc sẽ không thay đổi so với các giá trị truyền thống Kito giáo mà Benedict XVI ủng hộ.
Sau khi nghỉ hưu, Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ sống một thời gian trong khu dinh thự mùa hè Castel Gandolfo, sau đó có kế hoạch chuyển đến tu viện chiêm niệm, trên thực tế là ngôi nhà cũ của người làm vườn ở Vaticăng. Tên tuổi của người đứng đầu mới của Giáo hội Công giáo sẽ được công bố trong cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Cuộc họp đó sẽ được tổ chức vào ngày 15-3.
P. Thùy