Trong khuôn khổ Hội nghị kết nối các DN Việt Nam sản xuất phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng tiêu dùng do Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) và Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) phối hợp tổ chức ngày 15-8 tại Hà Nội,ệpnêntậndụngkênhthươngmạiđiệntửkq bongda bên cạnh các hoạt động giao lưu, ký kết biên bản ghi nhớ về cung – cầu hàng hóa giữa các DN, các DN tham gia còn được chia sẻ về cách tiếp cận các phương thức truyền thông và marketing hiện đại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về kênh thương mại điện tử (marketing online).
Theo ông Vũ Đại Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Hoàng Mai (Hà Nội), chất lượng sản phẩm chè nguyên liệu của Việt Nam gần như đứng đầu thế giới và giá thành cũng rất rẻ nhưng thời gian vừa qua, sản lượng XK có chiều hướng giảm. Do đó, để tăng giá trị cho sản phẩm và tạo chiến lược phát triển lâu dài, Công ty đang tiến hành phát triển các sản phẩm dưới tên thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, đối với sản phẩm XK, phía khách hàng yêu cầu phải XK dưới thương hiệu của họ, nên để cạnh tranh và tạo sức ép, Công ty phải đưa ra được sản phẩm có sự khác biệt và đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt, theo đúng tiêu chuẩn của quốc gia đó. Tuy nhiên, việc tiếp cận khách hàng để đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt ra thế giới còn nhiều khó khăn.
Còn đối với việc phân phối trong nước, bà Trần Thị Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần muối và thương mại Nam Định cho hay, việc tiêu thụ các sản phẩm muối trong nước còn nhiều khó khăn mặc dù so với các sản phẩm cùng loại từ nước ngoài, sản phẩm trong nước có chất lượng tương đương và có nguồn nguyên liệu phong phú hơn với đặc điểm địa lý bờ biển trải dài như nước ta.
Chính vì thế, bà Bình cũng như nhiều DN hàng tiêu dùng khác đều hy vọng vào kênh thương mại điện tử để tận dụng chi phí giá rẻ và cách tiếp cận khách hàng nhanh, rộng rãi.
Ông Kiều Tiến Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thương mại điện tử Vietnamnay cho biết, các DN trên thế giới khi có sản phẩm mới là họ đã nghĩ ngay đến chiến lược marketing để quảng bá, còn Việt Nam thì ngược lại, sản phẩm có rồi nhưng lại loay hoay không biết marketing cho sản phẩm như thế nào. Hơn nữa, các DN Việt Nam đa phần là DN nhỏ và vừa nên việc sử dụng kênh marketing truyền thống ra thế giới gần như là không thể, nhưng với kênh thương mại điện tử thì DN nào cũng có thể làm được.
Cũng theo ông Tiến Anh, sử dụng kênh thương mại điện tử có nhiều thuận lợi nhưng vẫn cần chiến lược bài bản và DN phải tự định vị được thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, DN cần phải phát triển được nguồn nhân lực có tư duy và trình độ về thương mại điện tử, phải tìm được thế mạnh của mình ở thị trường nước ngoài và vượt qua được rào cản về ngôn ngữ.