【soi bong da hom nay】Thiếu kênh giải đáp sản phẩm công nghệ cho người khiếm thính

时间:2025-01-25 15:07:47来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Tháng 11 năm ngoái,ếukênhgiảiđápsảnphẩmcôngnghệchongườikhiếmthísoi bong da hom nay Samsung Vina thông báo ra mắt dịch vụ ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ người điếc/nghe kém tại Việt Nam. Với dịch vụ này, người khiếm thính có thể gọi video đến tổng đài của hãng để hỏi về mọi thông tin sản phẩm, thông tin bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật... và được nhân viên giải đáp bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Dịch vụ này khá mới mẻ tại Việt Nam, đánh động vào mảng chăm sóc khách hàng dành cho nhóm đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội.

{ keywords}
Một người đang giới thiệu dịch vụ tư vấn khách hàng bằng ngôn ngữ cử chỉ. (Ảnh chụp màn hình)

ICTnews hỏi một số hãng và đơn vị bán lẻ công nghệ hiện nay nhưng hầu hết đều chưa có dịch vụ hỗ trợ tương tự. Theo một nhà bán lẻ, họ ghi nhận không nhiều trường hợp người khiếm thính đến mua hàng, thường những người này sẽ đi kèm với người thân hoặc được người thân mua hộ.

Rõ ràng nhóm khách hàng khiếm thính hay cần trợ giúp không đủ nhiều, hoặc họ ngại tự mình tiếp xúc với các hoạt động xã hội, và thường được người thân hay bạn bè trợ giúp. Song những hãng đưa ra giải pháp hỗ trợ cho nhóm đối tượng này có mục đích riêng, nhằm giúp đỡ người gặp khiếm khuyết tự hoà nhập cộng đồng, tự tìm hiểu sản phẩm, làm chủ cuộc sống. Ông Kevin Lee, Tổng Giám đốc Samsung Vina, cho hay dịch vụ này nhằm đồng hành cùng những người điếc/nghe kém tại Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng sống và giúp cộng đồng này tiếp cận và hưởng lợi từ công nghệ.

Theo một thống kê hồi năm 2015, Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khiếm thính bao gồm người điếc, người nghe kém và người mới bị mất thính lực. 

Hầu hết những người này cần có người thông dịch ngôn ngữ ký hiệu để tiếp cận với các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, lực lượng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu hiện rất khiêm tốn, hầu hết không được đào tạo một cách chính thức. Để tìm một thông dịch viên hoặc một nhân viên am hiểu ngôn ngữ kí hiệu ở các cửa hàng, siêu thị, quán cà phê... gần như không khả thi. 

Anh Vệ Nhịn, một hoạ sĩ phim hoạt hình, cho biết cả hai vợ chồng anh đều khiếm thính, mỗi khi đi ra cửa hàng hay siêu thị muốn hỏi thông tin sản phẩm để xem xét mua hàng đều rất ngại, vì hầu như không có nhân viên bán hàng nào biết sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. 

“Ở nhà nếu có đồ đạc bị hư hỏng cũng rất phân vân tìm đến sự giúp đỡ từ dịch vụ chăm sóc khách hàng trên đường dây nóng, vì gọi điện lên đấy cũng không thể nào giao tiếp được với ai", hoạ sĩ chia sẻ.

Không chỉ tại các cơ sở dịch vụ tư nhân, bản thân những đơn vị công cũng khan hiếm dịch vụ hỗ trợ cho người khiếm thính. Khảo sát hồi cuối năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Người Khiếm thính (CED) cho hay, các bệnh viện hầu như không có người thông dịch ngôn ngữ ký hiệu, dẫn đến việc thăm khám, điều trị cho nhóm này gặp nhiều hạn chế.

Theo tìm hiểu, tại Việt Nam có khá ít dịch vụ dành riêng cho người khiếm thính. Ví dụ có đơn vị tư vấn xin visa cho người điếc bằng cách trò chuyện qua video, dùng ngôn ngữ ký hiệu. Cũng có bên phát triển tổng đài cho người khiếm thính. Song số lượng dịch vụ dạng này không đủ đếm trên đầu ngón tay, một phần do bản thân người khiếm thính từ nhỏ gặp hạn chế về giao tiếp, học tập, hoà nhập xã hội, do đó thường không tự mình hoà nhập cộng đồng.

Chị Hồng Hạnh, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tại Trung tâm Nắng Mới (TP.HCM), cho rằng cần có thêm những kênh giao tiếp dành riêng cho người điếc/nghe kém, nhằm giúp họ độc lập trao đổi thông tin, bày tỏ mong muốn của cá nhân về sản phẩm, dịch vụ và những vấn đề trong cuộc sống.

Hải Đăng

Đội Việt Nam nhận giải Nhì Tech4Good với ứng dụng hỗ trợ người khiếm thính

Đội Việt Nam nhận giải Nhì Tech4Good với ứng dụng hỗ trợ người khiếm thính

Các thành viên đội Việt Nam VN01 tin rằng ứng dụng Earlie vừa đạt giải nhì Tech4Good có thể hỗ trợ gỡ bỏ những rào cản, xây dựng sự kết nối giữa những người khiếm thính và người bình thường trong giao tiếp hàng ngày.

相关内容
推荐内容