【xỉu 2】Tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Sẽ có "liều thuốc" mạnh
Tính đến cuối năm 2014,áicấutrúcthịtrườngchứngkhoánSẽcóampquotliềuthuốcampquotmạxỉu 2 toàn thị trường có 672 công ty niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Hài Nội và TP.HCM (chưa tính 2 quỹ ETF nội), với tổng giá trị niêm yết tăng 59% so với năm 2011. Hoạt động phát hành trái phiếu được đẩy mạnh với khối lượng phát hành tăng mạnh, cụ thể giá trị phát hành trái phiếu năm 2014 gấp gần 3 lần so với năm 2011; Giá trị thanh khoản trên thị trường thứ cấp được cải thiện mạnh mẽ, với giá trị giao dịch bình quân năm 2014 gấp 5,6 lần so với năm 2011. Số lượng công ty chứng khoán từ 105 công ty đã thu hẹp còn 81 công ty (giảm 24 công ty).
Tuy nhiên, yêu cầu tái cấu trúc TTCK đã được Bộ Tài chính xác định phải mạnh mẽ hơn nhằm minh bạch thị trường, thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong năm 2015, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tập trung hoàn thiện khung pháp lý nhằm hoàn tất công tác tái cấu trúc TTCK và hỗ trợ tích cực tái cấu trúc nền kinh tế: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Trong đó sẽ tập trung sửa đổi các quy định về: Chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty đại chúng, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ, chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng; Đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán; Tổ chức kinh doanh chứng khoán; Sự tham gia của nhà đầu tư có vốn nước ngoài trên TTCK Việt Nam và quỹ đầu tư bất động sản...
Song song đó, Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm: Hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty, DN Nhà nước trong việc cổ phần hóa, thoái vốn gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch. Đề xuất cơ chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc gắn tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại mà Nhà nước nắm quyền chi phối với niêm yết, đăng ký giao dịch.
Bộ Tài chính cũng dự kiến sẽ sửa đổi quy định về công bố thông tin theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu các công ty đại chúng/công ty niêm yết cung cấp các thông tin bằng tiếng Anh. Đồng thời, tái cấu trúc thị trường trái phiếu theo hướng thúc đẩy hoán đổi từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài đối với trái phiếu Kho bạc Nhà nước và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; Triển khai tổ chức đánh giá và hoàn chỉnh cơ chế hệ thống, phát hành, giao dịch, giám sát sản phẩm ETF và nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng thanh khoản cho quỹ ETF và quỹ mở; Hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán phái sinh...
Một trong những giải pháp để kích cầu, khơi thông dòng vốn trong và ngoài nước mà Bộ Tài chính đặt ra đó là triển khai các bước và giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng phân loại MSCI; Thực hiện sửa đổi các quy định nhằm nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối; Phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức các diễn đàn đầu tư tại Việt Nam và nước ngoài.
Tới đây, Bộ Tài chính sẽ quyết liệt thực hiện hợp nhất, giải thể, phá sản các công ty chứng khoán yếu kém, thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an toàn tài chính; Xem xét nâng cao tiêu chí thành viên của Sở giao dịch chứng khoán nhằm xử lý những công ty yếu kém; Tiếp tục sửa đổi quy định nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hoạt động và hỗ trợ cho việc giải thể, tái cấu trúc các công ty chứng khoán; Tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước kinh doanh chứng khoán ở nước ngoài theo hình thức lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại nước ngoài.