【nhận định trận qatar】Luật Giáo dục (sửa đổi): Nhà đầu tư lo lắng mất quyền điều hành
Những kiến nghị của các trường tư đã được tiếp thu và điều chỉnh trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). |
Pháp nhân hay các nhà đầu tư?ậtGiáodụcsửađổiNhàđầutưlolắngmấtquyềnđiềuhànhận định trận qatar
Tại Hội thảo "Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục" được tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều lãnh đạo trường tư thục lo ngại một số quy định trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) bị tước quyền sở hữu, quyền điều hành nhà trường.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, trường tư thục có hai cột trụ để nhà đầu tư yên tâm đầu tư đó là quyền sở hữu và quyền điều hành nhà trường. Luật Giáo dục 2005 được sửa đổi năm 2009 đã xác định rất rõ quyền sở hữu và quyền điều hành của các trường tư thục, đã giúp cho hoạt động của các trường tư thục bình an để phát triển. Thế nhưng dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, với Khoản 3, Điều 56 gần như bỏ qua quyền điều hành nhà trường của các nhà đầu tư. Điều 100 của dự thảo còn đưa khái niệm hoàn toàn xa lạ so với luật hiện hành đó là: “Quyền sở hữu trường tư thục thuộc về pháp nhân nhà trường”.
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Nhà đầu tư lo ngại bị tước quyền điều hành nhà trường |
Ông Khang đặt câu hỏi: Tại sao không dùng “Trường tư thục của các nhà đầu tư” mà dùng một khái niệm mới là của pháp nhân nhà trường. Pháp nhân nhà trường là ai? Hội đồng trường theo Khoản 3, Điều 56, thành phần ngoài đại diện các nhà đầu tư ra có thành phần có liên quan trong và ngoài nhà trường. Với một hội đồng trường có nhiều thành phần như vậy làm sao có thể thay thế cho một hội đồng quản trị theo Luật hiện hành có đầy đủ quyền sở hữu và quyền điều hành nhà trường?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Everest chia sẻ những tâm huyết khi xây dựng mô hình trường tư thục không chỉ là vốn đầu tư, công sức, thời gian... Vì vậy, theo Khoản 3 Điều 56 của dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi chưa làm sáng tỏ vai trò của nhà đầu tư, hội đồng trường, ban giám hiệu, chủ tịch hội đồng quản trị…
Luật Giáo dục đại học sửa đổi: Nâng cao tính tự chủ của các trường |
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, những quy định về quyền sở hữu tài sản và tài chính của các trường tư thục trong Luật Giáo dục hiện hành, Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, là cơ sở pháp lí và sự mở cửa để các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực giáo dục, giảm gánh nặng ngân sách và biên chế cho nhà nước, giảm sĩ số trường công, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân và tạo ra diện mạo mới cho giáo dục nước nhà, bởi quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được luật pháp bảo hộ. “Tại sao chúng ta lại không tiếp nối, kế thừa những ưu điểm nổi bật, những quan điểm tiến bộ đã được chứng thực là sáng suốt và phù hợp với thực tiễn suốt 14 năm của Luật Giáo dục hiện hành về quyền sở hữu tài chính, tài sản của trường tư thục. Tại sao những sửa đổi trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi về quyền sở hữu tài sản, tài chính các trường tư thục sắp được đệ trình Quốc hội lại có bước lùi?”, ông Hòa nêu quan điểm.
Vì vậy, các trường tư thục đồng loạt có kiến nghị chung: Giữ nguyên quy định về Hội đồng quản trị trường tư thục trong Điều 53 Luật Giáo dục hiện hành, thay cho Khoản 3 Điều 56 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi; thay Điều 100 của dự thảo bởi Điều 67 Luật Giáo dục hiện hành.
Sửa Luật Giáo dục Đại học: Tạo hành lang pháp lý cho Hội đồng trường phát huy vai trò |
Lo lắng đã được giải tỏa
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục ngoài công lập, bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, trong dự thảo Luật Giáo dục lần này phải thể hiện sự công bằng giữa cơ sở giáo dục ngoài công lập và công lập, thu hút nhiều hơn nữa sự đóng góp của các nhà đầu tư. “Chúng tôi đang trong quá trình chỉnh sửa và sửa đổi, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và đang nhận ý kiến từ các đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh. Đến giờ, đã có ý kiến từ 18 đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh gửi về. Chúng tôi mong các thầy cô sẽ tiếp tục góp ý để xem xét trước khi hoàn thiện gửi cho các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
“Nóng” triết lý giáo dục khi thảo luận Luật Giáo dục (sửa đổi) |
Được biết, từ những kiến nghị của các trường tư thục, ngày 11/5, Ủy ban Văn hóa Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với một số cơ sở giáo dục tư thục để nghe ý kiến góp ý, thảo luận những nội dung liên quan đến dự thảo luật này. Theo ông Nguyễn Xuân Khang, tại cuộc họp đã định hai vấn đề cơ bản, cụ thể: Luật Giáo dục (sửa đổi) thừa nhận quyền sở hữu và điều hành của nhà đầu tư đối với trường tư. Nhưng Hội đồng quản trị (đại diện nhà đầu tư) sẽ không nằm trong cơ cấu trường tư mà nằm trong công ty chủ quản trường tư. Nếu nhà đầu tư chưa thành lập công ty, chỉ mở trường, thì nay thành lập công ty để quản lý trường); Trường tư (có lợi nhuận) không bị bắt buộc thành lập “Hội đồng trường” (với các thành viên trong và ngoài trường...) như trường tư không lợi nhuận. Ông Khang cho biết: Những kiến nghị của các trường tư đã được tiếp thu và điều chỉnh trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Sửa Luật GIáo dục: Nên xã hội hoá in ấn chứ không xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa |
相关文章
Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
Ngày 16/8, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã chuyển đơn khiếu nại của đại diện liên danh2025-01-09Ðiểm sáng xây dựng trường mầm non điển hình đổi mới
Xác định mầm non (MN) là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, thời gian qua, các cấp2025-01-09Trường Đại học Nam Cần Thơ trả lời thắc mắc của sinh viên về học phí
Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ thực hành thí nghiệm.Vừa qua, Báo Cần Thơ nhận thư của sinh viê2025-01-09Sẵn sàng nguồn lực phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới
Còn gần hai năm học nữa, vào năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới chính thứ2025-01-09Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công c2025-01-09- Đội ngũ cán bộ, nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giá2025-01-09
最新评论