【nbet 88】Ngân hàng ứng dụng định danh điện tử: “Cuộc đua" không dễ

Ngân hàng SHB chính thức triển khai chương trình nộp thuế điện tử DN nhờ thu
Agribank được vinh danh 2 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2020
Cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng: Tăng tính pháp lý để chống thất thu thuế thương mại điện tử
Ngân hàng “hy sinh” lợi nhuận,ânhàngứngdụngđịnhdanhđiệntửCuộcđuaquotkhôngdễnbet 88 dành trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng “nô nức” ứng dụng eKYC
Ngân hàng ứng dụng định danh điện tử: “Cuộc đua
Ngân hàng điện tử ứng dụng eKYC đang được nhiều ngân hàng đẩy mạnh triển khai. Ảnh: H.Dịu

An toàn hơn nhờ công nghệ

Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mới ban hành, đã có các quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC).

Phương thức eKYC thực hiện định danh khách hàng bằng điện tử không cần gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến như kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng nhờ trí tuệ nhân tạo (AI)... Với phương thức này, nếu như trước đây, khách hàng phải đến điểm giao dịch khi có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng thì nay, khách hàng chỉ mất 1 phút để đăng ký tài khoản trực tuyến qua ứng dụng của ngân hàng và còn được hưởng nhiều ưu đãi của ngân hàng.

Thực tế, trước khi Thông tư 16 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép một số ngân hàng triển khai thí điểm ứng dụng eKYC và đã bước đầu ghi nhận được nhiều kết quả rõ rệt.

Tại VPBank, chỉ sau 2 tháng ứng dụng eKYC, ngân hàng đã có xấp xỉ 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% so với dự tính của cả năm 2020. VPBank dự tính trong năm nay sẽ có thêm khoảng 30.000 tài khoản khách hàng mới đăng ký qua eKYC.

Về lợi ích của ứng dụng eKYC, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho hay, qua quá trình thử nghiệm triển khai eKYC tại ngân hàng, việc xác thực danh tính khách hàng bằng công nghệ còn an toàn hơn xác thực trực tiếp tại quầy. Thông qua eKYC, ngân hàng đã phát hiện có trường hợp khách hàng sử dụng tới 9 chứng minh thư nhân dân khác nhau để đăng ký, trong khi để xác thực việc này bằng phương pháp truyền thống phụ thuộc rất lớn vào khả năng của giao dịch viên, nhưng đây là điều rất khó nếu khách hàng sử dụng giấy tờ giả.

Ông Hưng còn nói thêm, với ứng dụng công nghệ số, như công nghệ LiveBank mà TPBank đang triển khai, ngân hàng có thể nhận diện tới 128 thông số của khách hàng trong vòng 3 giây quét khuôn mặt.

Lực cản nguồn dữ liệu

Theo số liệu của NHNN, 9 tháng đầu năm, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng trưởng, tương ứng 75,2% và 30,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019.

Chính vì thế, các ngân hàng đang phải “bứt tốc” để triển khai theo eKYC nhằm bắt kịp nhu cầu của thị trường, nhất là khi đã có quy định pháp luật cho việc thực hiện sau một thời gian dài chờ đợi. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn đó, vì theo các chuyên gia, Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ sở dữ liệu định danh cá nhân quốc gia, khiến cho ngân hàng gặp khó khăn khi xác định thông tin khách hàng.

Về vấn đề này, lãnh đạo một ngân hàng cho biết, Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu chung về dân cư nên các ngân hàng đang phải tự xoay xở bằng các nguồn dữ liệu khác nhau như: Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), điện lực, thuế, bảo hiểm xã hội… Nhưng các nguồn dữ liệu này vẫn đang rời rạc, nên độ chính xác chưa được đảm bảo hoàn toàn. Hơn nữa, việc phải dùng nhiều nguồn dữ liệu thông tin còn khiến các ngân hàng tốn nhiều chi phí, gây nguy cơ làm tăng tài khoản “rác” – tài khoản không hoạt động…

Chính vì thế, các ngân hàng đã phải tự tăng cường hệ thống bảo mật, tổ chức hậu kiểm phòng ngừa rủi ro. Như tại MSB, song song với việc triển khai giải pháp mở tài khoản trực tuyến, ngân hàng này đã phối hợp với một đối tác chuyên về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính để xây dựng hệ thống phát hiện gian lận. Toàn bộ thông tin của khách hàng sẽ được mã hóa và bảo mật tuyệt đối trong quá trình giao dịch với ngân hàng, đồng thời, hệ thống cũng ngăn chặn tuyệt đối các hành vi giả mạo giấy tờ tùy thân để thực hiện giao dịch tài chính.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo các ngân hàng, việc triển khai mở tài khoản bằng eKYC cần nhiều “chốt chặn”, từ cả phía các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý để vừa đảm bảo chính xác, vừa đảm bảo an toàn. Từ tháng 3/2021, Thông tư 16/2020/TT-NHNN sẽ đưa ra nhiều yêu cầu bắt buộc các ngân hàng triển khai eKYC phải đáp ứng như: đáp ứng về mặt công nghệ, xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro; lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán… NHNN cũng đặt hạn mức giao dịch qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).

Hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn đang được Bộ Công an xây dựng, các ngân hàng cũng đang nỗ lực đầu tư thêm về công nghệ. Tuy nhiên, đây vẫn là “cuộc chơi” đầy tốn kém của các ngân hàng cũng như sẽ có nhiều rủi ro. Theo các chuyên gia, những ngân hàng chưa có công nghệ đáp ứng quản trị rủi ro, gian lận thì chưa nên triển khai eKYC.

Cúp C1
上一篇:Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
下一篇:Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini