【lịch thi đấu u17 châu âu】Chứng khoán tuần: Thị trường đã chạm đáy?
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 16:05:41 评论数:
Diễn biến tích cực trong ngày 25/9 khiến thị trường có được niềm hi vọng và một đáy được xác lập.
Tín hiệu chưa được xác nhận
Đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật,ứngkhoántuầnThịtrườngđãchạmđálịch thi đấu u17 châu âu phiên giao dịch ngày 25/9 thực sự là một phiên phát đi tín hiệu rất lạc quan: Thị trường trải qua một nhịp giảm cực mạnh đầu phiên, chỉ số lao dốc nhanh xuyên thủng mức hỗ trợ (600 điểm) trước khi lực cầu xuất hiện trở lại và đẩy thị trường phục hồi.
Rất nhiều trường hợp trong quá khứ, sóng điều chỉnh được kết thúc bằng những phiên giao dịch có biến động như vậy. Mức 600 điểm của VN-Index cũng là độ cao mà thời điểm đầu tháng 8, thị trường phải mất tới hơn 10 phiên “vật vã” ở đây, trước khi bứt phá thành công và tạo được sóng tăng cao hơn. Việc nhà đầu tư mua vào tốt, đẩy thị trường phục hồi tại ngưỡng này khiến hi vọng vào mức 600 điểm là đáy trở nên lớn hơn.
Tuy nhiên lịch sử cũng cho thấy không có sóng giảm nào kết thúc chỉ trong một phiên tạo đáy. Ngay như đợt phục hồi gần như hình chữ V trong thời điểm tháng 5, thị trường vẫn cần những phiên xác nhận tín hiệu chạm đáy. Thị trường có thể chạm đáy, cũng có thể chỉ là bước đầu của một quá trình tích lũy tại đáy. Các khả năng luôn xảy ra và không ai có thể dự đoán chính xác được. Chính vì vậy những nhà đầu tư thận trọng luôn cần phải có những phiên xác nhận tín hiệu chạm đáy. Nếu vài lần thị trường rơi trở lại mức 600 điểm hoặc gần mức đó mà không thể giảm thêm, cũng như kịch bản mua vào mạnh tương tự lặp lại, thì đáy mới được xác nhận.
Phiên giao dịch cuối tuần VN-Index đã điều chỉnh giảm trở lại, mặc dù mức độ rất nhẹ (0,12 điểm), nhưng đó cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng. Số lớn nhà đầu tư vẫn chưa chấp nhận thực tế là thị trường đã chạm đáy, mà các phiên tăng vẫn chỉ là nỗ lực kháng cự lại xu thế giảm và đó là cơ hội để bán chứ không phải mua. Một suy luận không thể đơn giản hơn là: Nếu như ai cũng tin vào mức 600 điểm là đáy, thì tại sao còn bán ra ngay trong phiên kế tiếp, thay vì mua vào?
Liệu thị trường đã thực sự tạo đáy ở mức 600 điểm? |
GAS giúp VN-Index “chạm đáy” sớm?
Một điểm khá thú vị trong chuỗi 18 phiên điều chỉnh đang diễn ra của VN-Index, là sự lệch pha khá nhiều của các cổ phiếu trên thị trường, thậm chí cả ở nhóm HSX30. Tuy nhiên riêng GAS lại có sự đồng nhất rất cao với biến động của VN-Index.
VN-Index đạt đỉnh ngày 3/9 đúng thời điểm GAS đã lập đỉnh cao mới trước đó 2 phiên và bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh. 18 phiên đi xuống của chỉ số là 18 phiên GAS điều chỉnh. Cổ phiếu này mất khoảng 13% kể từ đầu tháng 9 và VN-Index mất khoảng 5,6%.
Đặc biệt trong tuần này khi VN-Index chạm vào ngưỡng 600 điểm, GAS sụt giảm rất lớn. Ngày 25/9 GAS sụp đổ xuống mức 103.000 đồng và VN-Index cũng rơi xuống 594 điểm. GAS sau đó phục hồi trong phiên và chỉ số cũng biến động phục hồi tích cực.
Ngoài GAS, một số cổ phiếu lớn khác cũng có sự đồng pha với VN-Index trong sóng điều chỉnh này như BVH, đã giảm khoảng 12% từ đỉnh, VIC giảm khoảng 11,2%. Đây là những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong số các blue-chips vốn hóa có ảnh hưởng của HSX.
Số còn lại trong rổ HSX30 hầu hết là lệch pha với nhịp điều chỉnh của VN-Index. Giá đã đi cao hơn trong vài phiên sau khi VN-Index đã đạt đỉnh và nhịp điều chỉnh chỉ thực sự diễn ra khoảng 2 tuần trở lại đây.
Nếu tính mức điều chỉnh của HSX30 kể từ khi VN-Index chạm đáy đến hết tuần này, biên độ giảm lại ở mức rất nhẹ. Cổ phiếu giảm nhiều nhất là BVH, IJC, FLC, VIC, 5 mã trên 10%, còn lại đều nhỏ. Điều đó nghĩa là mặc dù VN-Index có vẻ lao dốc rất mạnh mẽ, nhưng cổ phiếu thực chất chưa điều chỉnh được bao nhiêu.
Nhìn qua HNX, chỉ số của sàn này chịu tác động rất lớn từ PVS. Cổ phiếu này trong 9 phiên vừa qua điều chỉnh giảm độ 8,2% và HNX-Index mới giảm 1,8% kể từ đỉnh. Nếu nhìn vào HNX-Index thì thậm chí còn chưa thể khẳng định là chỉ số này đi vào xu hướng điều chỉnh vì mức giảm còn quá nhỏ, vẫn nằm trong biên độ dao động bình thường trong ngắn hạn.
Điều chỉnh đã đủ?
Thực tế bức tranh khác nhau giữa hai sàn và sự lệch pha giữa các cổ phiếu và chỉ số là tốt hay xấu? Điều này còn tùy vào góc nhìn. Mức giảm ở cổ phiếu nhỏ tức là áp lực cắt lỗ chưa lớn. Điều này có lợi cho nhà đầu tư nắm giữ. Với người đã bán tại “đỉnh”, mức điều chỉnh quá nhỏ chưa đủ tạo sự hấp dẫn để quay lại mua và mặc dù chỉ số giảm về mức hỗ trợ, rất nhiều cổ phiếu vẫn đang ở ngưỡng giá cao, chưa đạt tới mức hỗ trợ của bản thân.
Sự xung đột trong quan điểm đánh giá thị trường như trên đã dẫn tới một hệ quả là thanh khoản giảm. Khi dòng tiền suy giảm thì nguyên nhân đầu tiên luôn là đã có ít đi các nhà đầu tư tham gia giao dịch. Điều này thể hiện khía cạnh thận trọng tăng lên. Thay vì những tuần giao dịch 18.000-24.000 tỷ trước đó, tuần này giá trị khớp lệnh chỉ còn hơn 15.700 tỷ.
Cũng có thể thị trường rơi vào trường hợp thứ nhất như đã nói ở trên – là mức giảm còn thấp khiến áp lực cắt lỗ chưa lớn, khiến cho thanh khoản giảm. Tuy nhiên cũng có thể thị trường rơi vào trường hợp thứ hai, là người cầm tiền chưa muốn quay lại với thị trường, khiến sức mua thiếu hụt và thanh khoản giảm dần.
Vậy khả năng nào sẽ chiến thắng? Đó là câu hỏi muôn thuở của thị trường mỗi khi xác lập đáy. Yếu tố duy nhất có thể khẳng định vào lúc này, là chưa biết được kết quả. Cần một khoảng thời gian dài hơn một phiên để xác định đáy.
Trọng Nghĩa