当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ket quả bóng đá việt nam】Ngân hàng “vươn tay” tiếp cận nguồn vốn 正文

【ket quả bóng đá việt nam】Ngân hàng “vươn tay” tiếp cận nguồn vốn

2025-01-13 10:06:14 来源:88Point 作者:World Cup 点击:541次

ngan hang vuon tay tiep can nguon von

Quản trị rủi ro không phải là rào cản lớn để các ngân hàng mở rộng thị phần . Ảnh: ST.

Ngân hàng “về quê”

Vào cuối năm 2016,ânhàngvươntaytiếpcậnnguồnvốket quả bóng đá việt nam Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” tại Quyết định số 1726/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 1726). Theo đó, Đề án này đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, với 3 mục tiêu cần đạt được là: Gia tăng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận đối với người dân, DN, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đối với người nghèo; gia tăng về mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng đối với người dân và DN. Vấn đề này càng cấp thiết hơn khi trong năm 2017, Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng vào sự đóng góp của ngành ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế, nhất là việc tăng trưởng tín dụng, rót vốn ra nền kinh tế để đẩy mạnh các hoạt đông sản xuất, kinh doanh của DN.

Chính vì thế, bên cạnh tăng cường các hoạt động, chương trình kết nối ngân hàng – DN, các ngân hàng còn “vươn tay” xuống các vùng sâu, vùng xa, các hộ kinh doanh hay những cá nhân, tổ chức yếu thế về tài chính không đủ điều kiện vay vốn. Với các gói tín dụng và các chương trình hỗ trợ được một số ngân hàng triển khai, người dân và DN đã có tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn; từ đó, các tổ chức tín dụng có thêm cơ hội để gia tăng nguồn vốn và lợi nhuận.

Tiêu biểu, theo đại diện Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), ngoài các dịch vụ SMS banking, mobile banking, internet banking được phát triển và cung cấp từ khi Ngân hàng thành lập, LienVietPostBank đã cho ra mắt sản phẩm ví điện tử Ví Việt. Theo đó khách hàng có thể nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua sắm online, chuyển tiền thông qua số điện thoại, dịch vụ được thực hiện 24/7 và không yêu cầu người nhận tiền phải có tài khoản ngân hàng. Việc nạp/rút tiền mặt được thực hiện thông qua hệ thống đại lý của Ví Việt. Sản phẩm hướng đến số lượng đông đảo khách hàng không có tài khoản ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có sự hiện diện của ngân hàng và các tổ chức tài chính… Với những lợi thế này, sản phẩm này nhanh chóng đạt trên 500.000 người dùng đến 30/9/2016 và tăng lên trên 950.000 người vào 31/5/2017, chiếm 44% lượng khách hàng của ngân hàng.

Với đối tượng khách hàng nêu trên, để quản lý rủi ro, LienVietPostBank đã áp dụng hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với việc thiết lập hệ thống nhắc nhở thanh toán, cảnh báo rủi ro tín dụng… Nhờ đó, chỉ tính riêng dịch vụ Ví Việt, doanh số thanh toán và chuyển tiền năm 2016 đạt gần 60.000 tỷ đồng, số dư bình quân duy trì trên tài khoản Ví ở mức 54.000 đồng, giá trị giao dịch thanh toán và chuyển tiền bình quân ở mức 2,2 triệu đồng.

Nợ xấu ít nhưng vẫn hạn chế

Mặc dù hiệu quả đạt được rất đáng ghi nhận, nhưng theo các chuyên gia, sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động tiếp cận tài chính cho các đối tượng yếu thế còn rất hạn chế. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong hệ thống ngân hàng thương mại chỉ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và LienVietPostBank tham gia hoạt động tiết kiệm vi mô với thị phần khá khiêm tốn ở mức 15% trong năm 2015. Đối với hoạt động tín dụng vi mô, mới chỉ có duy nhất Agribank tham gia với chỉ 9% thị phần trong năm 2015. Trong khi đó, Đề án 1726 đưa ra mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 15% số chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại nông thôn; khoảng 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tổ chức tín dụng; khoảng 50-60% DN nhỏ và vừa đang hoạt động tiếp cận tín dụng…

Về vấn đề này, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho rằng, các ngân hàng chưa mặn mà trong việc tìm về các đối tượng yếu thế, tài chính vi mô do chưa tìm được lời giải cho bài toán về chi phí - lợi ích. Các ngân hàng gặp khó khăn khi mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch khá hạn chế tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, bởi các ngân hàng chủ yếu tập trung vào phân khúc thị trường cấp trung và cao, do đó mạng lưới hiện tại được thiết lập chủ yếu tại các vùng trung tâm thương mại, kinh tế; chi phí mở mới và vận hành chi nhánh và phòng giao dịch là rất cao và khó có thể bù đắp bằng các nguồn thu, đặc biệt trong trường hợp các khu vực nông thôn mật độ dân cư thưa thớt.

Đặc biệt, các ngân hàng lo ngại nhất vẫn là về độ rủi ro, nợ quá hạn rất dễ phát sinh khi càng mở rộng đối tượng vay vốn do nhiều khoản vay không có tài sản đảm bảo cũng như giấy tờ pháp lý minh bạch. Thậm chí, nhiều DN đang hoạt động cũng đã luôn “kêu than” về việc khó tiếp cận tín dụng, nên việc ngân hàng vươn rộng cánh tay về những khu vực sâu xa hơn sẽ cần rất nhiều sự cẩn trọng và phương pháp để phòng ngừa.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại lại tập trung vào những DN lớn, DN ở phân khúc thị trường cấp trung. Do đó, quản trị rủi ro không phải là rào cản lớn để các ngân hàng mở rộng thị phần, vấn đề nằm ở phương thức hoạt động của các ngân hàng, để tìm ra giải pháp, hướng đi tiếp cận nhiều địa bàn rộng hơn.

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜