Giao dịch thuận tiện
Ông Nguyễn Hoàng Hải,ánsongphươngđiệntửtạiTPHCMGiatăngnhiềutiệnínhận định bóng đá brighton Phó giám đốc KBNN TP. Hồ Chí Minh cho biết, qua 1 năm triển khai thực hiện chương trình TTSPĐT đến nay, sau nhiều lần bổ sung, nâng cấp theo tình hình thực tế và ý kiến của địa phương, chương trình đã dần ổn định, đáp ứng được yêu cầu thanh toán kịp thời các chứng từ giao dịch của khách hàng, chính xác và hiệu quả trong đối chiếu và quyết toán vốn với KBNN.
Ông Hải đơn cử, trước đây, việc thanh toán qua ngân hàng bằng bảng kê, mỗi ngày giao dịch 2 phiên (vào lúc 10h và 14h), các chứng từ sau khi đã được xử lý xong trên hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) phải chờ đến giờ thanh toán mới thực hiện thao tác lập bảng kê và cử cán bộ mang chứng từ đến ngân hàng để yêu cầu thanh toán, sau đó cán bộ ngân hàng phải mất thời gian thao tác để chuyển hóa chứng từ giấy do KBNN chuyển đến thành chứng từ điện tử và chuyển đến ngân hàng phục vụ đơn vị nhận tiền.
Đến nay, khi triển khai TTSPĐT, các chứng từ sau khi được xử lý xong được chuyển khoản qua ngân hàng tức thời, không phải chờ đến phiên giao dịch mới lập bảng kê để gửi đi ngân hàng.
Trường hợp khách hàng mang chứng từ thanh toán đến KBNN sau 14h nhưng nếu có nhu cầu chuyển tiền gấp, KBNN cũng có thể đáp ứng xử lý thanh toán kịp thời, không phụ thuộc vào giờ thanh toán với ngân hàng như trước đây. Các khoản thu NSNN nộp từ các tài khoản của các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các NHTM được chuyển về KBNN nhanh hơn.
Nhờ đó các yêu cầu thanh toán, chi trả của các đơn vị được nhanh chóng hơn và khoản thu, nộp từ ngân sách được tập trung vào NSNN kịp thời, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Việc triển khai hệ thống TTSPĐT cũng đã góp phần thực hiện thành công đề án Tài khoản Kho bạc duy nhất, chấm dứt tình trạng thiếu chủ động về nguồn vốn thanh toán của các đơn vị KBNN trên phạm vi cả nước. Tồn ngân quỹ toàn hệ thống tập trung tại KBNN giúp cho việc quản lý ngân quỹ an toàn và hiệu quả, không còn bị áp lực về việc điều chuyển vốn.
Bên cạnh đó, khi triển khai TTSPĐT, dữ liệu thanh toán của các lệnh thanh toán đi và đến trên hệ thống thanh toán đều được áp dụng quy trình ký chữ ký số theo quy định của Luật giao dịch điện tử, cuối ngày số liệu được kiểm tra, đối chiếu khớp đúng và được quyết toán ngay trong ngày, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN.
Việc triển khai hệ thống TTSPĐT đã góp phần giải quyết được vướng mắc trước đây khi thanh toán bù trừ thủ công qua ngân hàng, ví dụ như: mẫu Giấy rút dự toán ngân sách, Giấy rút vốn đầu tư, Ủy nhiệm chi chuyển tiền,… có nhiều cột, nhiều dòng thể hiện số tiền thanh toán, việc ghi chép thông tin người thụ hưởng của các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) khác nhau nên thường bị ngân hàng áp dụng nguyên tắc kế toán một cách máy móc trả lại gây khó khăn cho khách hàng.
Về phía khách hàng, TTSPĐT giúp cho việc giao dịch được thuận tiện khi khách hàng được giảm bớt số liên chứng từ từ 4 liên còn 2 liên, giảm bớt số lượng chứng từ ký, thời gian ký, tiết kiệm chi phí mua giấy, mực, góp phần rút ngắn thời gian thanh toán, chính xác, an toàn và kịp thời đến người thụ hưởng.
Thu hút các DN công ích mở tài khoản tại KBNN
Với 1 thành phố hàng năm đóng góp khoảng 1/3 tổng thu NSNN, với hơn 162.000 doanh nghiệp và gần 400.000 cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, 13 chi cục hải quan cửa khẩu quản lý gần 2 triệu tờ khai thuế xuất nhập khẩu mỗi năm thì việc triển khai một phương thức thanh toán mới là vô cùng khó.
Tuy nhiên, theo ông Hải, sau khi triển khai thí điểm tại KBNN quận 1, KBNN TP. HCM đã tổ chức 2 đợt tập huấn quy trình TTSPĐT cho các KBNN quận, huyện.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị KBNN quận, huyện thông báo cho các ĐVSDNS phân bổ thời gian giao dịch chứng từ hợp lý như: tăng số lần đi giao chứng từ để lượng chứng từ một lần giao dịch không quá nhiều. Với những chứng từ thanh toán có nhiều hóa đơn của cùng đơn vị nhận tiền sẽ gộp vào chung 1 chứng từ Giấy rút dự toán ngân sách (hoặc ủy nhiệm chi) để giảm số lượng chứng từ giao dịch.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng vận động các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích đến mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để giảm lượng chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng. Kết quả có 27 doanh nghiệp đã mở tài khoản tại KBNN gồm 16 công ty điện lực, 9 công ty cấp nước, 2 công ty viễn thông để các ĐVSDNS chuyển tiền thanh toán điện, nước, điện thoại được thuận lợi, giảm thiểu khối lượng chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, KBNN TP. HCM còn chỉ đạo các KBNN quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người nộp thuế đến giao dịch tại các ngân hàng được KBNN ủy nhiệm thu NSNN thay cho việc nộp tiền mặt vào KBNN.
Với sự nỗ lực này, sau 1 năm triển khai, hiện TTSPĐT đã được triển khai tại 24 KBNN quận, huyện thuộc KBNN TP. HCM giúp đơn vị luôn chủ động được nguồn vốn để kịp thời chi trả cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách./.
An Nhi