【viettel vs bình dương】Lý do khó tránh được suy thoái toàn cầu vào năm 2023

Phác thảo bức tranh nợ công năm 2023
Yếu tố nào ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam năm 2023?ýdokhótránhđượcsuythoáitoàncầuvàonăviettel vs bình dương
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại
Thế giới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn vào năm 2023.
Thế giới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn vào năm 2023.

Lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 11 đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức hai con số, chủ yếu do giá năng lượng và lương thực cao hơn. Ở Mỹ, lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 10 ở mức 7,7%, đánh dấu tháng thứ tư giảm liên tiếp - nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Các ước tính đồng thuận cho thấy nhiều nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát sẽ giảm đáng kể xuống sát mức mục tiêu 2% của Fed vào năm 2024. Tuy nhiên, thế giới đang chuyển sang một cơ chế mới, nơi mà các lực lượng cơ cấu sẽ dẫn đến lạm phát gia tăng dai dẳng hơn trong những năm tới.

Một thị trường lao động mạnh mẽ cùng với lạm phát cao khiến Fed và nhiều ngân hàng trung ương các nước không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong tháng 11 vừa qua, Fed một lần nữa đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đưa giới hạn tối đa của lãi suất mục tiêu của Fed lên 4%. Động thái này đánh dấu lần thứ tư liên tiếp Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, khiến chu kỳ thắt chặt lãi suất năm 2022 trở thành chu kỳ mạnh mẽ nhất kể từ năm 1988.

Sự thắt chặt tiền tệ toàn cầu này giờ đây ngày càng đồng bộ trên toàn thế giới, với gần như mọi nền kinh tế lớn đang bị hãm lại. Chính sách chưa bao giờ nghiêng quá nhiều về lãi suất như vậy trong 5 thập kỷ qua.

Theo nhiều nhà kinh tế, việc thắt chặt nhanh chóng và đồng bộ này có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh, đặc biệt là khi người tiêu dùng và doanh nghiệp đang phải chịu áp lực rất lớn từ lạm phát và chi phí đi vay cao hơn.

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và châu Âu cũng đang hoạt động không tốt, từ đó làm tăng thêm nguy cơ về một cuộc suy thoái toàn cầu. Tại châu Âu, khi mùa Đông đến gần, nhiều quốc gia cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng. Nếu điều này trở thành hiện thực, việc cắt giảm sản lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất của châu Âu, từ đó chắc chắn sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn, cùng với những căng thẳng địa chính trị đang gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây.

Không thể phủ nhận rằng nền kinh tế toàn cầu đang ở trên một nền tảng yếu hơn nhiều so với trước đây. Do đó, câu hỏi về suy thoái toàn cầu không còn là liệu có thể xảy ra hay không, mà là khi nào sẽ xảy ra? Với tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm mạnh, giới phân tích nhận định suy thoái sẽ xảy ra vào năm 2023.

La liga
上一篇:Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
下一篇:“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"