Đại diện Mckinsey Việt Nam chia sẻ quan điểm về thúc đầy đổi mới sáng tạo tại Tọa đàm. |
Chiều 9/1,Đổimớisángtạokhôngthểtáchrờikếtnốblackpool – nottm forest Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông chủ trì Tọa đàm về vai trò của trung tâm đổi mới sáng tạo trong nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2021 diễn ra hai ngày 9-10/1 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Ông Marcin Miller, Phó giám đốc hợp danh Mckinsey Việt Nam cho rằng, trong quá trình hợp tác giữa các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, có 4 chủ thể đóng vai trò cốt lõi, bao gồm: Chính phủ và các cơ quan Chính phủ; các viện nghiên cứu và trường đại học; các doanh nghiệpkhởi nghiệp; doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ 4.0 vào thực tiễn.
Chuyên gia tư vấn này khuyến nghị, điều quan trọng nhất đổi với Việt Nam khi thúc đẩy đổi mới sáng tạo là xây dựng môi trường để các chủ thể, các bên liên quan có thể kết nối và phối hợp với nhau. Đơn cử tại Singapore, quốc gia này thành lập các trung tâm số hóa, các công viên đổi mới sáng tạo, các viện nghiên cứu, các trường đại học… và các đơn vị này có vai trò bình đẳng trong tiếng nói và đóng góp cho đối mới sáng tạo của quốc gia.
Ngoài ra, với Việt Nam, cần thúc đẩy cơ chế chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp/đơn vị làm đổi mới sáng tạo.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Samsung Điện tử Việt Nam, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là xu hướng được nhiều quốc gia theo đuổi thực hiện. Mục tiêu chính của các quốc gia này là tập trung nguồn lực để phát triển các lĩnh vực theo kế hoạch định sẵn nhằm tạo ra giá trị mới có tính đột phá có tính ảnh hưởng sâu rộng hoặc một phần đến nền kinh tế.
“Tại Hàn Quốc, từ năm 2015, Chính phủ nước này đã thành lập 17 trung tâm kinh tế và đổi mới sáng tạo trên cả nước, với mục đích chính là kết nối toàn bộ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ với những doanh nghiệp lớn đang hoạt động tại Hàn Quốc và khu vực”, ông Tuấn cho biết.
Bên cạnh chức năng kết nối, các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc còn đóng vai trò thu hút sự tham gia của các tập đoàn lớn như Samsung, LG, SK, Huyndai, Lotte vào các trung tâm này theo lĩnh vực nghiên cứu mà họ chú trọng.
Để duy trì hoạt động của các trung tâm đổi mới sáng tạo này, Hàn Quốc dành nguồn lực lớn từ khu vực công và huy động sự nguồn lực từ các tập đoàn tư nhân lớn trong nước. Mỗi trung tâm đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc hàng năng duy trì kinh phí 1,8 tỷ USD để đầu tư, bảo lãnh và cho vay phát triển các dự ánđổi mới sáng tạo. Nhờ có nguồn vốn này đã thu hút thêm hàng tỷ USD vào đổi mới sáng tạo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Mô hình này đã gặt hái rất nhiều thành công không chỉ ở Hàn Quốc mà còn vươn ra thế giới.
Với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia của Việt Nam, “chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là hạt nhân để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, cũng như tạo động lực phát triển kinh tế mới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường và thịnh vượng”, ông Tuấn bày tỏ.