【kèo melbourne city】Châu Phi đối mặt với nguy cơ thảm kịch từ dịch Covid

Đa số các quốc gia đều nghèo,đốimặtvớinguycơthảmkịchtừdịkèo melbourne city thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế nên nguy cơ châu Phi rơi vào thảm kịch từ dịch Covid-19 là rất lớn.

Châu Phi lo nguy cơ rơi vào thảm kịch Covid-19 như Ấn Độ vì thiếu vắc-xin. Ảnh: KT

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, ông John Nkengasong, bày tỏ lo ngại nhiều quốc gia ở châu lục này sẽ lâm vào cảnh nguy cơ thiếu vắc-xin do tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ ngày một phức tạp hơn.

Theo giới chuyên gia, Ấn Độ được mệnh danh là “hiệu thuốc của thế giới”, đồng thời cung cấp nguồn vắc-xin AstraZeneca lớn nhất cho chương trình COVAX - một sáng kiến do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng nhằm phân phối vắc-xin cho các nước nghèo. Trong khi đó, châu Phi là khu vực đang phụ thuộc phần lớn nguồn vắc-xin ngừa Covid-19 từ cơ chế này. Tuy nhiên, hiện quốc gia 1,3 tỉ dân này đã ghi nhận hơn 22 triệu cas mắc Covid-19, với trên 400.000 cas nhiễm mới và 250.000 cas tử vong mỗi ngày nên khó có thể đủ nguồn vắc-xin cung cấp cho chương trình COVAX.

Đối phó với làn sóng dịch bệnh trong nước, cuối tháng 3 vừa qua, sau khi xuất khẩu hơn 60 triệu liều vắc-xin AstraZeneca, Ấn Độ bất ngờ thông báo ngừng cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 cho nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa nguồn cung vắc-xin cho các châu Phi sẽ thiếu hụt trong dài hạn và chính phủ các nước này có lý do để lo ngại. Bộ trưởng y tế các nước thành viên Liên minh châu Phi (AU) đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tuyến khẩn cấp để thảo luận về tình trạng thiếu hụt vắc-xin.

Trong một động thái liên quan, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chuyên gia nghiên cứu về vi-rút người Cameroon, ông John Nkengasong bày tỏ quan ngại: “Chúng tôi đang hy vọng rằng sẽ nhận được nguồn cung vắc-xin liên tục từ Ấn Độ thông qua cơ chế COVAX, nhưng trước tình hình nghiêm trọng tại Ấn Độ, chúng tôi không kỳ vọng sẽ sớm nhận được nguồn vắc-xin tại quốc gia này”.

Trong số tất cả các lục địa, cho đến nay, châu Phi là khu vực chịu tác động ít nhất của đại dịch Covid-19, với hơn 4,6 triệu cas mắc, trong đó hơn 124.000 cas tử vong. Tuy nhiên, một lục địa với rất nhiều thành phố quá tải về dân số, trong đó các khu ổ chuột vốn được coi là “nơi sinh sản của vi-rút” và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém - những yếu tố tương đồng như Ấn Độ, kịch bản khủng hoảng dịch bệnh và y tế là khó tránh khỏi.

Theo WHO, cho đến nay, châu Phi mới nhận được 19,6 triệu liều vắc-xin (tương đương 8 liều/1.000 người) và chỉ chiếm khoảng 2% tổng số vắc-xin toàn cầu, trong khi 80% số vắc-xin toàn cầu đến các nước giàu. Thiếu phương tiện để sản xuất hàng loạt vắc-xin của riêng mình, cho đến nay, các nước châu Phi chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX hoặc thị trường mở.

Nhóm đặc nhiệm thu mua vắc-xin của Liên minh châu Phi (AVATT) hy vọng sẽ mua được một số vắc-xin thông qua chương trình của riêng mình vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới. Tuy nhiên cho dù có mua được vắc-xin, các quốc gia châu Phi vẫn trễ thời gian tiêm mũi 2 theo yêu cầu. Điều này vô hình trung sẽ làm giảm hiệu quả miễn dịch cần thiết từ vắc-xin nên khó ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm.

Trong một phản ứng liên quan, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cảnh báo, nạn “phân biệt chủng tộc bằng vắc-xin” có thể xảy ra nếu các quốc gia giàu có nỗ lực tích trữ vắc-xin phòng Covid-19 cho riêng mình. Ông Ramaphosa kêu gọi người dân Nam Phi ủng hộ việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa Covid-19, đồng thời nhấn mạnh vắc-xin nên là “một sản phẩm chung toàn cầu”.

Hồi cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ủng hộ đề xuất trên, mặc dù phải mất nhiều tháng để có thể đạt được các thỏa thuận.

Từ những yếu tố khách quan và chủ quan trên đã làm cho châu Phi đứng trước nguy cơ vỡ trận vì Covid-19 càng cao hơn.

HN tổng hợp

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
下一篇:Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa