Trụ cột gia đình bỗng chốc thành người tàn phế Bên ngoài hiên căn nhà cấp 4 nóng hầm hập giữa tiết trời nắng gắt,ịđiệngiậtphảicắtcụttaychânngườichatrẻbậtkhóckhiconthơđòibếbảng xếp hạng hạng 2 phần lan cô con gái nhỏ đứng tựa vào lòng bố, đón từng cơn gió mát. Mặc dù chân tay của anh Huỳnh Hữu Tình không còn lành lặn nhưng cô bé vẫn "bám hơi" bố như trước. Con gái bé bỏng cũng là động lực để anh cố gắng vượt qua đau đớn, suy sụp sau tai nạn bỏng điện. Anh Tình trải lòng về tai nạn kinh hoàng. Một ngày giữa tháng 8/2021, khi dịch Covid-19 lan dần đến tận vùng quê, người dân ấp Bào Tròn còn đang lo lắng, tranh thủ đi làm để kiếm thêm chút thu nhập trước khi dịch bệnh ập đến. Anh Tình cũng có trong số ấy. Nhưng không may, trong lúc đang lợp mái nhà cho người ta, anh đụng trúng dây điện chăng qua, bị bỏng nặng. Anh vẫn nhớ rõ, cái cảm giác như bị cắt da cắt thịt, đau đớn tột cùng. Từ bệnh viện địa phương, anh được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, rồi lên Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Thời điểm ấy, dịch bệnh ở thành phố đang bùng phát dữ dội, người cha vợ đi chăm sóc và cả anh đều không may bị nhiễm Covid-19, phải cách ly. Vết bỏng quá nặng, tay chân của anh bắt đầu bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ để không bị lan thêm. Mỗi một lần nghe bác sĩ thông báo đoạn chi để giữ tính mạng, anh phải cố gắng để đè nén cảm xúc hoang mang, bất lực. “Lúc ấy chỉ có một mình tôi trong phòng cách ly. Người thân không được vào. Tôi vừa đau đớn thể xác, lại vừa tuyệt vọng vì không giữ được tay, chân. Tôi không biết sau này vợ con phải làm sao được nữa”, anh Tình quay mặt đi, giấu đôi mắt đã đỏ hoe. Trước đó, vợ anh ở nhà chăm sóc con gái nhỏ, một mình anh đi làm mướn để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thu nhập ở quê tuy bấp bênh nhưng chắt chiu cũng đủ lo liệu hằng ngày, lại được gần vợ con. Tuy nhiên, tai nạn bất ngờ khiến tương lai của gia đình anh trở nên mù mịt. “8 tháng qua tôi phải phụ thuộc hết vào vợ, từ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa. Vợ tôi như là nuôi thêm 1 đứa trẻ to xác. Bận rộn lo cho tôi và con gái còn quá nhỏ nên cũng không thể bỏ mặc để đi làm”, anh Tình tâm sự. Từ một người bình thường bỗng chốc thành thiếu cả tay lẫn chân, tàn phế vô dụng, anh từng mất đi mục tiêu sống. Nhưng rồi, tình thương của gia đình, sự non dại của con gái khiến anh động viên mình cố gắng, nỗi đau trên thân thể chợt như vơi đi. Tê tái lòng mỗi khi con gái 3 tuổi quấn quýt cha đòi bế Anh Tình đờ đẫn nhớ lại, trước đây, mỗi ngày đi làm về, con gái nhỏ lại ùa vào lòng anh, ôm lấy chân anh đòi bế. Hai cha con nô đùa cùng nhau đã quen. Sau này, khi từ viện về nhà, con gái nhìn thấy cha, ngơ ngác vì thân hình lạ lẫm của anh. Đứa trẻ hiểu chuyện dần chấp nhận chuyện cha không thể đùa giỡn cùng mình như trước, nhưng thỉnh thoảng, con mải chơi quên mất, đưa 2 tay đòi cha bế. Sự buồn bã lẫn thất vọng trong đôi mắt non nớt của con gái khiến cõi lòng người cha tê tái. Anh khao khát mãnh liệt được lắp tay chân giả, để có thể âu yếm, che chở cho con gái nhiều hơn, và cũng để phụ giúp, đỡ đần cho vợ. Thế nhưng, điều kiện gia đình anh chẳng thể nào lo được chi phí hàng trăm triệu đồng. Năm ngoái, khi anh Tình xảy ra chuyện, trong nhà không còn một đồng, cũng chẳng có thứ gì đáng giá. Nhờ người thân, chòm xóm gom góp, chủ cơ sở nơi anh làm việc cũng chịu một phần, thêm vào sự giúp đỡ của các nhà từ thiện ở bệnh viện, gia đình mới đủ chi trả viện phí gần 100 triệu đồng. Cha mẹ anh ly hôn vài năm trước, mỗi người một phương, đi làm thuê kiếm sống. Tháng 8 năm ngoái, cô Lâm Kim Quen, mẹ của anh đang làm công nhân ở Bình Dương. Dù nghe con trai gặp nạn nhưng bị mắc kẹt vì dịch bệnh, đến khi gặp lại, nhìn thấy con trai đã bị đoạn cả 4 chi, cô khóc ngất đi. Thương hoàn cảnh éo le của anh Tình, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã đứng ra kêu gọi ủng hộ để lắp tay chân giả cho anh. Thế nhưng, số tiền kêu gọi được chưa thấm vào đâu so với chi phí dự kiến khoảng 200 triệu đồng. Ông Phạm Văn Toàn, Trưởng ấp Bào Tròn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết, mẹ con anh Tình chỉ có ít đất nuôi tôm, nhưng nhỏ quá, làm không đủ ăn. Cô Quen đành bỏ quê đi làm công nhân ở trên Bình Dương, còn anh Tình ở lại, đi làm mướn để nuôi vợ con. Khi anh bị tai nạn, Hội Chữ thập đỏ ở địa phương cũng đã đứng ra kêu gọi giúp đỡ viện phí. Tuy nhiên, gia đình vẫn còn rất khó khăn vì hiện không có ai đi làm kiếm tiền. Mong rằng sẽ có những trái tim yêu thương giúp đỡ cho anh Tình có được đôi tay, đôi chân. Con gái nhỏ được cha vỗ về, và người vợ trẻ có thể yên tâm đi làm mưu sinh. Khánh Hòa
|