Năm nay,ẻemluôncầnđượcyêuthươbóng đá truc tiếp Tháng hành động vì trẻ em diễn ra từ ngày 1 đến 30-6. Chủ đề là “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Trẻ em luôn cần được yêu thương và chăm sóc đúng mức, luôn cần được lắng nghe và chia sẻ. Đã có nơi, có lúc, chúng ta lơ là quan tâm trẻ và hậu quả xảy ra thật là đáng tiếc. Thỉnh thoảng trên mạng xã hội lại xuất hiện những clip khiến chúng ta đau thắt lòng bởi trẻ em là đối tượng để người lớn trút giận. Các em bị đánh đập, hành hạ nhìn thật xót xa.
Con số thống kê về việc trẻ em bị xâm hại cho thấy giai đoạn 2015- 2019, cả nước phát hiện hơn 8.400 vụ xâm hại trẻ em với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại. Thực tế này khiến các ngành, các địa phương cần tăng cường đầu tư nguồn lực vật chất, con người cho công tác trẻ em, gia đình, cộng đồng thường xuyên quan tâm đến con, em mình, lắng nghe, tôn trọng trẻ em. Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em; phối hợp để phát hiện, xử lý, hỗ trợ, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến trẻ em, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chứ không để tội phạm về lĩnh vực này nhởn nhơ bởi tính răn đe chưa cao...
Hoạt động tuyên truyền trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay còn nhằm nâng cao nhận thức xã hội về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, qua đó lan tỏa các thông điệp: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”, “Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”, “Nói không với xâm hại trẻ em”, “Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại trẻ em”. Các cấp ngành và tổ chức đoàn thể cũng cần thực hiện tốt hơn nữa những chương trình chăm sóc trẻ em thiết thực nhất.
Là người lớn có trách nhiệm, chúng ta cần lên án gay gắt những hành vi hành hạ, ngược đãi trẻ em. Cần hơn nữa những chương trình thiết thực giúp trẻ em bị xâm hại hòa nhập với cộng đồng, được vui chơi, học hành theo đúng với quyền của trẻ em được hưởng.
QUỲNH NHƯ