【diễn biến chính al feiha gặp al ittihad】Ấp Thuận Tân: Khi đồng bào dân tộc thiểu số bán đất sản xuất

时间:2025-01-13 09:23:09来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Đất sản xuất là điều kiện không thể thiếu giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế,ẤpThuậnTacircnKhiđồngbagraveodacircntộcthiểusốbaacutenđấtsảnxuấdiễn biến chính al feiha gặp al ittihad ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện ở tổ 7, ấp Thuận Tân, xã Thuận Lợi (Đồng Phú) lại xảy ra tình trạng cả tổ dân cư 44 hộ thì có tới gần 40 hộ bán đất sản xuất. Thực tế này không chỉ khiến đồng bào nơi đây tiếp tục phải sống nghèo khổ mà còn tạo hệ lụy lâu dài cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Gia đình bà Thị Ốt ở tổ 7, ấp Thuận Tân, có 8 sào vừa đất định cư vừa đất canh tác. Năm 2009, để có tiền trả nợ ngân hàng chính sách, nợ vay bên ngoài và chữa bệnh cho chồng, bà Thị Ốt đã bán toàn bộ đất canh tác, chỉ để lại 200m2để ở. Hiện gia đình bà gồm 7 người không có đất sản xuất, phải đi làm thuê sống tạm bợ qua ngày. “10 ngày hay nửa tháng chúng nó (con gái và con trai của bà) lại mang gạo, đồ ăn về. Vườn bán hết rồi, chỉ biết mót mì hay đi hái lá rừng về ăn”, bà Thị Ốt nói.

Bà Thị Ốt và những đứa cháu nhỏ hàng ngày chờ “viện trợ” từ người đi làm thuê ở xa về

Cách nhà bà không xa là gia đình anh Điểu Ngư được xã làm cho căn nhà tình thương. Điểu Ngư không lo làm ăn mà còn bán hết mấy sào đất đang trồng điều. Không còn đất canh tác, các con dâu, rể và vợ chồng anh Ngư phải vượt rừng sang huyện Bù Đăng để làm thuê. Ở nhà chỉ còn lại 2 đứa con nhỏ. Anh Điểu Ngư cho biết: “Hồi xưa nhà cũng có vườn, nhưng phải trả nợ nên đã bán hết đất mà vẫn còn nợ hơn 10 triệu đồng. Bây giờ không còn đất để sản xuất. Muốn có tiền tiêu, có gạo ăn chúng tôi phải đi làm thuê”. Trở về nhà sau trận ốm gần 1 tháng, để có tiền mua thuốc, anh Điểu Ngư đã gỡ tất cả các cột xi măng từ căn nhà được chính quyền xây tặng đem bán. Giá mỗi cột chỉ từ 15 đến 20 ngàn đồng.

Theo ông Lê Văn Thạch, Ấp trưởng ấp Thuận Tân, tổ 7 có 44 hộ dân với hơn 100 người là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó hộ nghèo chiếm hơn 63%, cận nghèo là 34%. Ông Thạch cho biết: “Do nhiều nguyên nhân như bán đất trả nợ, chữa bệnh, mua sắm, tiêu xài hoang phí, đã có gần 40 hộ bán đất. Hiện tại, khoảng 10 hộ còn đất sản xuất, nhưng không hộ nào vượt quá 1 ha. Không còn đất canh tác, những người đàn ông, đàn bà có sức khỏe lại đi làm thuê. Cứ nửa tháng mang tiền hoặc lương thực về nuôi người ở nhà. Cuộc sống vì thế rất bấp bênh”.

Nói về thực trạng trên, ông Võ Trọng Khang, Chủ tịch UBND xã Thuận Lợi cho biết: “Toàn xã có 5 khu dân cư tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Khu suối Băng, tức tổ 7, ấp Thuận Tân là khu nghèo nhất, nhận thức của đồng bào nơi đây còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong việc xây dựng phát triển kinh tế, còn trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước. Bản thân họ không ý thức được hậu quả khi không còn đất sản xuất. Vì có sổ đỏ trong tay và chuyện bán đất sản xuất không bị pháp luật cấm, nên các hộ này thường lén lút bán đất. Để giúp các hộ dân nơi đây giữ đất sản xuất, chính quyền xã đã nhiều lần đi vận động, khuyên người dân cố gắng tăng gia sản xuất tại chỗ, tích lũy phòng khi ốm đau để khỏi phải bán đất. Nhưng nhiều hộ vẫn giữ thói quen làm ít ăn nhiều dẫn đến phải bán đất”.

Đất sản xuất không còn mà nhu cầu cuộc sống hàng ngày không thể cắt giảm, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chọn phương án “bán sức lao động” làm kế sinh nhai. Tuy nhiên, làm thuê, làm mướn chưa bao giờ là kế mưu sinh bền vững. Cuộc sống của họ cứ thế tiếp diễn trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu. Không biết đến bao giờ, ấp Thuận Tiến mới giải quyết được bài toán khó này.

Thanh Thủy

相关内容
推荐内容