【bảng xếp hạng cúp quốc gia】Bạc Liêu: Nông dân chịu thiệt thòi vì bị thương lái ép giá
Ngày 22/7,ạcLiêuNôngdânchịuthiệtthòivìbịthươngláiépgiábảng xếp hạng cúp quốc gia đoàn khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính do bà Hà Thị Đoan Trang - Phó Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính làm trưởng đoàn, đã làm việc với các sở, ban, ngành của tỉnh Bạc Liêu về phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
Nên có quy hoạch vùng trồng lúa
Trao đổi với đoàn khảo sát, ông Trịnh Hoài Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho biết, toàn tỉnh Bạc Liêu có 58.818 ha vùng chuyên canh lúa, sản xuất 2 - 3 vụ/năm, với các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày và lúa đặc sản địa phương phục vụ xuất khẩu, ngoài ra còn có 35.946 ha vùng lúa - tôm. Diện tích canh tác lúa là 94.483 ha, diện tích gieo trồng là 185.037 ha, sản lượng thu hoạch đạt 1,1 triệu tấn/năm.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 651 hợp tác xã với 14.255 thành viên, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là 63 hợp tác xã, với diện tích sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị của thành viên hợp tác xã khoảng 20.900 ha.
Theo ông Thanh, bà con nông dân trong tỉnh đang trồng quá nhiều giống lúa, khoảng 12 - 13 loại. Do có quá nhiều giống lúa nên chất lượng sản phẩm thấp. Nhiều doanh nghiệp muốn thu mua một giống lúa để xuất khẩu, theo đặt hàng của đối tác, nhưng số lượng thu gom không đủ.
Ông Thanh cho rằng, Nhà nước nên có quy hoạch vùng trồng lúa. Đối với các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang nên có nghiên cứu để tạo ra giống lúa chịu mặn. Đồng thời, cũng nên xác định giống lúa Nhà nước thu mua và giống lúa doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu.
Đối với vùng lúa chuyên để xuất khẩu, Nhà nước nên đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giống lúa chất lượng cao để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân.
Mặt khác, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có đặc thù 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa mưa, do đó yêu cầu về công tác thủy lợi là rất quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có nhu cầu khoảng 600 trạm bơm điện, tuy nhiên nguồn lực tài chính chưa được bố trí dẫn tới những khó khăn không nhỏ cho bà con nông dân.
Nông dân không quyết định được giá sản phẩm
Đối với việc tiêu thụ sản phẩm, theo ông Trần Danh Tuyên - Phó Giám đốc Sở Công thương Bạc Liêu, khâu tiêu thụ đang có mô hình chung là doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho nông dân rồi thu mua lại sản phẩm. Do doanh nghiệp không đủ nhân lực để quản lý nên thuê trung gian (thương lái) làm đầu mối làm việc với nông dân.
Điều này gây ra tình trạng, khi giá tăng thì nông dân vẫn phải bán lúa cho thương lái với mức giá đã thỏa thuận trước; còn khi giá giảm thì thương lái sẵn sàng hủy hợp đồng, bỏ lúa, không thu mua. Dù hình thức nào thì nông dân vẫn là người thua thiệt.
Các hợp đồng giữa thương lái và nông dân là những hợp đồng bằng miệng. Do đó, khi xảy ra tình trạng hủy hợp đồng, nông dân cũng không có cơ sở pháp lý để kiện thương lái. Cơ quan quản lý cũng không thể quản lý được.
Cũng theo đại diện của Sở Công thương, hiện nay có 2 khó khăn lớn nhất đối với người nông dân, đó là: Nông dân là người làm ra sản phẩm, nhưng lại không quyết định được giá của sản phẩm. Trong khi đó, nông dân lại phụ thuộc vào giá vật tư nông nghiệp. Doanh nghiệp là đối tượng nắm cả giá đầu vào và đầu ra sản phẩm của nông dân.
Bên cạnh đó, nông dân cũng không được hưởng từ chính sách tạm trữ lương thực của Chính phủ. Cụ thể, khi giá lúa giảm, Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo, tạm ứng tiền cho doanh nghiệp, cho doanh nghiệp vay tiền với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại đưa tiền cho thương lái thu mua, thương lái lại ép giá khiến nông dân không được hưởng lợi từ chính sách này.
Theo bà Trang, nông dân cần liên kết lại, sản xuất tập trung, tham gia cánh đồng mẫu lớn, tham gia vào các hợp tác xã… để tăng cường sức mạnh tập thể, nâng cao giá trị pháp lý để đảm bảo quyền lợi trước những biến động của thị trường./.
Bùi Tư
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/324a798751.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。