Cải cách ngân hàng đang được đẩy nhanh
Theônợxấuvẫnchưađượcgiảiđákèo chấp 2.25o nhận xét của WB, sau một năm chậm chạp, tiến trình cải cách ngành ngân hàng đã được đẩy nhanh hơn trong 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là về hợp nhất ngân hàng.
Khác với những năm trước khi quá trình hợp nhất chủ yếu liên quan tới sáp nhập các ngân hàng nhỏ hơn (và hoạt động yếu kém hơn), năm nay đã diễn ra nhiều thương vụ mua lại các ngân hàng nhỏ hơn của các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, bao gồm thương vụ giữa BIDV và MHB, Vietinbank và PG Bank, và sắp tới là Vietcombank và SaigonBank.
Thay vì cho phép các ngân hàng yếu kém phá sản, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp quản nhiều ngân hàng nhỏ hơn và bổ nhiệm lãnh đạo điều hành có kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại quốc doanh vào các vị trí chủ chốt để thúc đẩy chuyển đổi, như với VNBC, OceanBank…
Đa số các thương vụ M&A đều được các cơ quan điều tiết hỗ trợ nhằm mục tiêu hợp nhất hệ thống ngân hàng và giải quyết tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, theo đó giảm một số rủi ro mang tính hệ thống. Mặc dù số lượng thương vụ M&A tăng nhưng theo WB mục tiêu giảm số ngân hàng thương mại xuống còn 15 -17 ngân hàng vào năm 2017 vẫn là một thách thức.
Trong các vụ sáp nhập này, WB lưu ý chi tiết không ngân hàng nước ngoài nào tham gia trực tiếp, mặc dù đã có quy định điều chỉnh về trần sở hữu nước ngoài cho một số trường hợp ngoại lệ (Nghị định 01 tháng 1/2014 cho phép tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu của nước ngoài cao hơn trong một số trường hợp đặc biệt nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Theo WB, điều này có thể do nhiều yếu tố như chưa có ngân hàng trong nước đủ hấp dẫn và cơ chế pháp lý hỗ trợ. Bên cạnh việc đem lại thêm vốn, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong M&A còn có thể hỗ trợ tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý và minh bạch ở các tổ chức liên quan. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có nhà đầu tư nước ngoài thực sự quan tâm tới các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Câu hỏi về quy mô nợ xấu chưa được giải đáp
Bên cạnh những tiến triển tích cực về tái cơ cấu, WB vẫn quan ngại về nợ xấu khi câu hỏi về quy mô thực tế của nợ xấu (tính theo thông lệ quốc tế) vẫn chưa được giải đáp, dù đã có những thay đổi luật định đúng hướng gần đây.
Thông tư 02 và Thông tư 09 của NHNN về phân loại tổn thất nợ và trích lập dự phòng là những quy định quan trọng nhằm cải thiện công tác báo cáo vào quản lý nợ xấu. Sau 2 lần trì hoãn, Thông tư 02 được thực thi đầy đủ từ tháng 4/2015 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có bảng biểu báo cáo chính thức về nợ xấu theo chế độ mới.
Ngoài việc phân loại chặt chẽ hơn kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng, xếp hạng đánh giá chéo qua hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng, Thông tư này còn mở rộng trích lập dự phòng đối với các khoản vay qua thẻ tín dụng, các khoản mục ngoại bảng; đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, đầu tư tín thác và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Trong đó, các khoản mục ngoại bảng (L/C, bảo lãnh) và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thể tạo ra tác động đáng kể vì những tài sản này chiếm tỷ trọng lớn (hai con số) trong tổng tài sản của nhiều ngân hàng.
Để đánh giá tác động của những quy định quan trọng này tới hoạt động của các ngân hàng cần có thời gian. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể đã hóa giải phần lớn những tác động trong thời gian dài trì hoãn áp dụng hệ thống mới, qua việc tăng trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận trong 2 năm trở lại đây.
Đối với quá trình xử lý nợ xấu, dù đạt được một số tiến độ nhất định đây vẫn là vấn đề quan ngại chính. VAMC đã mua một khối lượng lớn nợ xấu nhưng đa số tài sản này được chuyển nhượng để đổi lấy trái phiếu nên không xóa bỏ hoàn toàn được rủi ro trong hệ thống ngân hàng vì nợ xấu chưa giải quyết sẽ được trả lại các ngân hàng khi trái phiếu đến hạn.
Hơn thế nữa, nỗ lực giải quyết nợ xấu còn khó khăn do thiếu khung pháp lý cho phép phá sản, sở hữu tài sản, tịch thu tài sản bảo đảm. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi thay đổi toàn diện khung pháp lý và quan trọng hơn nữa là thay đổi tư duy và thông lệ kinh doanh trong quá trình thực thi và xử lý nợ xấu phi tố tụng,...
Đánh giá chung tại thời điểm hiện tại, WB cho rằng hệ thống ngân hàng dường như đã cải thiện niềm tin của người gửi tiền, thể hiện qua huy động ổn định, thanh khoản dư thừa và giá cổ phiếu của các ngân hàng tăng mạnh. Thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu hồi phục ban đầu và điều kiện vĩ mô được cải thiện.
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo nếu nới lỏng chính sách tiền tệ quá nhanh trong bối cảnh còn có can thiệp hành chính về phân bổ tín dụng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng tài sản của ngành ngân hàng./.
D.A