发布时间:2025-01-10 02:00:02 来源:88Point 作者:Thể thao
Tổng thống Mỹ Brack Obama có vẻ như nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng khi ông trình bày kế hoạch mở rộng các chiến dịch tấn công chống lại các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - tổ chức đang chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria. Chính quyền Mỹ cũng cánh báo trước rằng nỗ lực này có thể sẽ mất nhiều năm.
Trong ngắn hạn,ốngkhủngbốxep hang serie ông Obama được dư luận ủng hộ; một cuộc thăm dò dư luận mới đây do báo "Bưu điện Washington" và kênh tin tức ABC News phối hợp thực hiện cho thấy 71% những người Mỹ được phỏng vấn ủng hộ các cuộc không kích nhằm vào các tay súng của IS, trong khi tháng 6-2014, con số này chỉ là 45%. Tuy nhiên, trong dài hạn hơn, một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu Pew và báo "USA Today" cùng thực hiện đưa ra kết luận rằng phần lớn người Mỹ đều cho rằng thế giới ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và các nhóm phiến quân Hồi giáo sẽ tăng cường ảnh hưởng chứ không bị thu hẹp.
Kể từ mùa thu năm 2001, Mỹ - cùng với các nước đồng minh - đã tham gia cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố và phiến quân Hồi giáo, bao gồm al-Qaeda và Taliban, cũng như các chi nhánh của chúng ở Yemen, Somalia và nhiều nơi khác. Các vụ tấn công ngày 11-9 đã châm ngòi cho việc Mỹ và các đồng minh xâm lược Afghanistan, bắt đầu từ tháng 10-2001, với mục đích là phá hủy cơ sở hoạt động của al-Qaeda và lật đổ chế độ Taliban. Mặc dù Taliban nhanh chóng bị tước mất quyền lực, nhưng kể từ đó đến nay lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc nổi dậy.
Năm 2003, Mỹ đi đầu trong cuộc xâm lược Iraq, đưa ra nhiều lý lẽ để biện minh cho hành động này và coi cuộc xung đột tại đây là một phần của "cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu". Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị bắt giữ, bị truy tố và hành quyết. Tuy nhiên, nhiều phe phái, trong đó có các chi nhánh của al-Qaeda và lực lượng phiến quân người Sunni - tiền thân của tổ chức IS, đã nổi dậy chống lại liên minh do Mỹ đứng đầu.
Kế hoạch của Tổng thống Obama về việc mở rộng sứ mệnh chiến đấu chống lại IS bao gồm việc tăng cường các cuộc không kích, song sẽ không có hoạt động triển khai quân đội trên mặt đất với quy mô lớn, cùng với đó là Mỹ sẽ phụ thuộc nhiều vào các nước đồng minh. Wathiq al-Hashimi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược al-Nahrein tại Baghdad, nói rằng các nước Trung Đông sẽ đóng vai trò nòng cốt. Ông nói: "Mỹ đã thất bại ở cả Afghanistan và Iraq, tuy nhiên lần này có thể sẽ khác, bởi IS là mối đe dọa nguy hiểm đối với các đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực - vốn là những nước không thể tự bảo vệ mình. Lần này, Mỹ sẽ hành động với sự ủng hộ của các cường quốc trong khu vực”.
Tuy nhiên, các chuyên gia về khu vực Trung Đông cho rằng thật khó để có thể đoán trước rằng Mỹ và các đồng minh sẽ sớm giành được chiến thắng hoàn toàn. Hilal Khashan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Mỹ ở Beirut, nói: “Rõ ràng là người Mỹ đã quyết định rằng cần phải can dự vào một cuộc chiến dường như không có hồi kết. Người Mỹ biết cách bắt đầu một cuộc chiến, song không biết cách kết thúc”.
相关文章
随便看看