VHO- Ngày 12.10,ỨngdụngcôngnghệtrongbảotồnvàpháthuygiátrịdisảnHuếwww.7m.cn.com live scores Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội tin học Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số, công nghệ mới hỗ trợ công tác bảo tồn và lễ hội”. Qua đó, hướng đến triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ hiện đại trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể của Huế.
Ông Hoàng Việt Trung giới thiệu các kỹ thuật công nghệ đang được ứng dụng tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ảnh: S.Thùy
Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời gian qua, đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng kỹ thuật công nghệ phục vụ công tác quản lý vận hành; dịch vụ bán vé điện tử; quét mã QR phục vụ du khách tham quan tìm hiểu tại các điểm di tích; khai thác các sản phẩm trải nghiệm thực tế ảo VR, XR tại khu di sản Hoàng cung Huế... Đặc biệt, là triển khai số hóa nguồn tư liệu, hiện vật, các giá trị văn hóa phi vật thể, lễ hội, phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị về lâu dài.
Đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã số hóa hơn 25.000 trang tài liệu Hán Nôm, 172 hồ sơ (hồ sơ di tích, hồ sơ khảo cổ, hồ sơ di sản), 250 ảnh sắc phong, 295 ảnh thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Hai công trình di tích tiêu biểu là điện Thái Hòa và Hiển Lâm các được số hóa; cùng 206 hiện vật/bộ hiện vật, trong đó có 33 hiện vật/bộ hiện vật là bảo vật quốc gia... Hiện trung tâm đang chuẩn bị số hóa 3D hơn 10.000 cổ vật, hiện vật mà Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang bảo quản.
Từ tháng 7- 9.2023, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Tin học Việt Nam và các chuyên gia từ Google về công nghệ mới như: NFT, Blockchain, Web 3 và kết nối thực - số, giới thiệu công nghệ và tìm hiểu công tác số hoá của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đồng thời, kết nối thử nghiệm lên không gian Thực - Số một số hiện vật quý của Cung đình Huế; đến nay, có thể giới thiệu rộng rãi đến công chúng.
Du khách trải nghiệm công nghệ XR tham quan khu di sản Hoàng cung Huế. Ảnh: S.Thùy
TS.Nguyễn Long, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, đánh giá rằng: Quần thể Di tích Cố đô Huế đang lưu giữ rất lớn nguồn dữ liệu quý. Quá trình chuyển đổi số, để phát huy giá trị của hệ thống dữ liệu này, cần có sự chung tay của công nghệ. Chúng tôi cùng với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai hợp tác với mong muốn đưa công nghệ mới góp phần vào công tác bảo tồn di tích và lễ hội, để đưa những không gian số này đến gần với công chúng hơn. Khai thác, quảng bá an toàn và mang lại hiệu quả cho công tác phát huy giá trị di tích và lễ hội Huế.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ các thông tin và tham luận về: Chuyển đổi số- cơ hội và thách thức với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; Tài sản số- Kinh tế số và thực tiễn Việt Nam; Dữ liệu di sản; Những kết quả đạt được sau 1 năm thực hiện chuyển đổi số ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế... Các đại biểu cũng thảo luận các nội dung liên quan như: Tài sản số và giá trị từ sản phẩm NFT; Xây dựng bảo tàng số tăng khả năng trải nghiệm cho du khách; Dữ liệu số cho di sản và phát triển các dịch vụ trên dữ liệu số...
Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Tin học Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty CP Phygital Labs nhằm tăng cường hợp tác trao đổi trong việc chia sẻ kiến thức kinh nghiệm về các xu hướng công nghệ mới như: Vật lý số, Web 3, kết nối thực - số, giới thiệu công nghệ và tìm hiểu công tác số hoá để ứng dụng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong thời gian tới.
S.THÙY