【nice vs psg】Năm 2020 Việt Nam chế tạo được vệ tinh quan sát?

Sáng 3/5/2013,ămViệtNamchếtạođượcvệtinhquansánice vs psg tại Hòa Lạc (Hà Nội) nhóm thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học” đã tiến hành thành công bay thử nghiệm 3 mẫu máy bay không người lái trong số 5 mẫu máy bay chuyên dụng khác đã hoàn thiện tại Viện Công nghệ Không gian.

Tuy nhiên, hơn 100 năm trước, sử sách đã ghi chép lại việc nước ngoài chế tạo Phiên bản máy bay không người lái (UAV) đầu tiên có tên là phi cơ Sperry Aerial Torpedo năm 1917.

Nghĩa là Việt Nam làm sau các nước rất lâu về máy bay không người lái. Vậy việc chế tạo vệ tinh thì sao?

Sản phẩm kết hợp nhà khoa học Việt - Pháp

Theo Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, cơ quan "trúng thầu" siêu dự án này, "Dự án VNREDSat-1 được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu thực tiễn trong nước và xu hướng phát triển mới của công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất trên thế giới. 

Dự án có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro bằng nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Pháp và có 64.820 triệu đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam.

Mô hình tỷ lệ 1: 1 vệ tinh VNREDSat-1. Ảnh: HT
Mô hình tỷ lệ 1: 1 vệ tinh VNREDSat-1. Ảnh: HT

Vệ tinh VNREDSat-1 được thiết kế và chế tạo bởi Công ty Astrium SAS thuộc Tập đoàn Hàng không vũ trụ quốc phòng Châu Âu (EADS) chuyên sản xuất vệ tinh của Pháp.

Ngay trong buổi diễn văn chúc mừng "chiến thắng", GS Châu Văn Minh, Chủ tịch viện Hàn lâm KHCN Việt Nam không quên cảm ơn các "đối tác" đã hợp tác chặt chẽ như EADS Astrium, Arianespace, TPZ...

Nơi được cho là sẽ đào tạo ra các chuyên gia đầu ngành về vũ trụ của Việt Nam là Đại học khoa học công nghệ hiện đang kết hợp chặt chẽ với Pháp. Hiệu trưởng trường là GS Pierre Sebban (ở Đại học Paris-Sud 11, Pháp).

Trả lời câu hỏi của Chất lượng Việt Namvề việc: "Liệu Pháp có đào tạo cho Việt Nam về thiết kế vệ tinh, hay chỉ dạy về sử dụng và vận hành vệ tinh?", nhiều chuyên gia tại đây cho biết, có nội dung "thiết kế" trong chương trình giảng dạy, chứ không chỉ học "khai thác".

Đến bao giờ?

GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn, Chủ nhiệm chương trình nhà nước về vũ trụ cho biết, chúng ta có đặt vấn đề chế tạo, lắp ráp vệ tinh. Bước đầu là nghiên cứu chế tạo phần mềm điều khiển. Đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ vệ tinh, chế tạo được vệ tinh nhỏ quan sát trái đất...

Đến bao giờ, Việt Nam tự làm được những vệ tinh "hoàng tráng"?
Đến bao giờ, Việt Nam tự làm được những vệ tinh "hoàng tráng"?

TS Bùi Trọng Tuyên, trưởng Ban quản lý Dự án vệ tinh nhỏ, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, cho biết trong khuôn khổ của dự án, 15 kỹ sư đã được cử sang học tập tại Toulouse, CH Pháp, để thực hiện hai nhiệm vụ chính là làm chủ quá trình điều khiển, khai thác vệ tinh và bước đầu tiếp cận với các công đoạn thiết kế, chế tạo vệ tinh. Họ được thực tập 1-1,5 năm tùy vị trí công tác và tất cả đã hoàn thành xuất sắc đợt đào tạo này.

Bên cạnh đó, 5 kỹ sư vận hành hệ thống thu nhận và xử lý tín hiệu ảnh tại Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng đã tham gia một khóa đào tạo nâng cao ngắn hạn tại Pháp. Về Việt Nam, nhóm kỹ sư này tiếp tục được các chuyên gia của Pháp tập huấn và đến nay hoàn toàn có khả năng đảm nhận việc điều khiển và vận hành khai thác vệ tinh sau khi phóng vào quỹ đạo.

Đánh giá về những nhân sự này, GS Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng KHCN, viện Công nghệ vũ trụ cho rằng: "Lý thuyết thì rất tốt nhưng cần có thực hành".

Còn TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia cho hay, muốn làm được những vệ tinh made in Việt Nam", cần phải có rất nhiều chuyên gia ở rất nhiều lĩnh vực như cơ khí chế tạo, điều khiển, cơ điện tử, nhiệt, động lực...nên không chỉ dựa vào nhân sự của ĐH KHCN Hà Nội, mà phải lấy thêm từ các trường khác như ĐH Bách khoa, Học viện Kỹ thuật quân sự...

Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên dạy ngành điều khiển ở ĐH Bách khoa Hà Nội, dù học giỏi nhưng nhiều em sau này đã chuyển sang làm tin học hoặc đi marketing các sản phẩm công nghiệp cho các hãng nước ngoài, thay vì được rèn giũa chuyên môn.

Lý do vì làm khoa học thu nhập thấp. Với ngành điều khiển, nhiều em nếu gắn với nghề phải đi tới các doanh nghiệp ở xa Hà Nội nên nhiều bạn trẻ không muốn theo nghề.

Khi những kỹ sư trẻ, tài năng vẫn còn phải bận tâm với những gáng nặng của cuộc sống thì đến bao giờ, chúng ta mới hy vọng sẽ có nguồn nhân lực tâm huyết, tài giỏi...để làm ra những vật thể bay được lên bầu trời và mang thương hiệu Việt Nam?

Nhật Minh

Cúp C1
上一篇:Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
下一篇:Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm