发布时间:2025-01-27 10:21:28 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, ngành dệt may Việt Nam không ngại sức ép cạnh tranh đến từ các nước thành viên. Ảnh minh họa. |
Bước ngoặt cho ngành dệt may
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập AEC, dệt may sẽ nằm trong top đầu các ngành được hưởng lợi nhiều vì 60% kim ngạch xuất khẩu của dệt may được xuất vào các nước thành viên AEC, thuế suất xuất khẩu hàng may mặc cũng được đưa về 0%. Tuy nhiên, hiện tại doanh nghiệp dệt may VN vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập.
Nỗi lo thường trực nhất chính là việc bị mất đi các lao động lành nghề, bởi sự cạnh tranh bằng chính sách đãi ngộ lương, thưởng cho người lao động của các đối thủ nước ngoài. Các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới và nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng đưa ra giải pháp, chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Mặt khác, nút thắt hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là nguồn cung nguyên liệu rất hạn chế. Chỉ tính trong năm 2014, vải nhập khẩu đạt giá trị 9,5 tỷ USD, tăng 14%. Nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc thì nguyên liệu nhập khẩu chiếm đến 45,2%. Nguồn nguyên liệu nội địa chỉ chiếm 25% trong kim ngạch xuất khẩu, hay nói cách khác tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm may mặc xuất khẩu chỉ chiếm 35,7% giá trị nguyên liệu.
Nhận định về cơ hội cho ngành dệt may trước ngưỡng của hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, trong thị trường khối AEC, dệt may Việt Nam không lo đối thủ, đây là bước ngoặt lớn cho ngành dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.
Theo ông Trường, trong 10 nước thành viên khối AEC chỉ có Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Myanmar làm hàng dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các nước này đều làm hàng gia công cho các quốc gia khác trên thế giới, điều này không tạo được mối đe dọa với dệt may Việt Nam.
"Khi doanh nghiệp gia công sản phẩm cho Adidas, hàng hóa này sẽ do Adidas mang đi tiêu thụ, hay như Đức Giang sản xuất một mặt hàng nào đó cho Hugo Boss, sản phẩm này cũng sẽ do Hugo Boss tiêu thụ chứ Đức Giang không được bày bán sản phẩm này", ông Trường ví dụ.
Cũng theo ông Trường, trong khối AEC có 2 quốc gia có năng lực sản xuất hàng dệt may cao là Indonesia và Thái Lan. Indonesia tuy có năng lực sản xuất lớn nhưng việc phát triển thương hiệu riêng thì còn hạn chế nên vẫn không tạo được áp lực với dệt may Việt Nam, trong khi đó Thái Lan có ngành thời trang tương đối rõ ràng, hệ thống phân phối rộng nên được coi là đối thủ của dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô của dệt may Việt Nam hiện lớn gấp đôi Thái Lan, nếu được khai thác tốt, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh đáng kể của ngành dệt may Việt Nam trước đối thủ này, ông Trường cho biết.
Sức ép cạnh tranh không quá lớn
Ông Trường cũng cho biết, trên thực tế, trong việc thực hiện AEC và mở cửa thị trường, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Riêng với ngành dệt may, khi AEC được thực hiện, sẽ không tránh khỏi tình trạng hàng dệt may của các nước khác tràn vào thị trường trong nước, nhất là các sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan vốn có tiếng về chất lượng.
Theo ông Trường, sự cạnh tranh trong khối AEC không phải quá sức với dệt may Việt Nam. “Chúng tôi xác định AEC là cơ hội và với nền tảng là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu dệt may, không lý gì dệt may Việt Nam lại không cạnh tranh được", ông Trường nói.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhận định, cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam trước thềm AEC dựa trên những cơ sở khá vững chắc. Khi AEC được thực hiện, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối sẽ được áp dụng mức thuế suất 0%. Việc cắt giảm thuế sẽ là thuận lợi lớn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Đồng thời, việc nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất, điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ cho sản xuất nhằm hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.
Với quy tắc xuất xứ linh hoạt, sản phẩm sản xuất đạt tỷ lệ 60% nội khối sẽ được xem là sản phẩm vùng ASEAN và được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do, như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Như vậy, dệt may Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường ngoài khối thị trường 600 triệu dân của AEC.
Dệt may Việt Nam cũng có cơ hội liên kết với các quốc gia sản xuất khác trong khối để phát triển nguồn nguyên, phụ liệu, tạo thành nguồn cung ổn định cho sản xuất nội khối cũng như cung cấp cho các thị trường nhập khẩu trên thế giới….
"Có thể nói, với nền tảng vững chắc, năng lực nội sinh đủ mạnh, ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin đón nhận thách thức khi AEC chính thức được thực hiện", ông Trường khẳng định.
相关文章
随便看看