游客发表

【đội hình wolves gặp burnley】Chỉ số cải cách hành chính (Par Index): Bộ Tài chính nhận được sự tín nhiệm lớn từ cộng đồng

发帖时间:2025-01-12 04:09:40

Cơ quan thuế,ỉsốcảicáchhànhchínhParIndexBộTàichínhnhậnđượcsựtínnhiệmlớntừcộngđồ<strong>đội hình wolves gặp burnley</strong> hải quan có nhiều cải cách rõ rệt hỗ trợ doanh nghiệp.	Ảnh: T.T

Cơ quan thuế, hải quan có nhiều cải cách rõ rệt hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: T.T

4 năm giữ vị trí thứ hai về công nghệ thông tin

Theo kết quả mới được Chính phủ công bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt chỉ số CCHC cao nhất với kết quả là 90,57%. Bộ Tài chính đứng thứ hai với 90,19%. Với kết quả này, Bộ Tài chính đã nâng bậc xếp hạng, khi năm ngoái đứng vị trí thứ ba với số điểm 84,42%. Trong đó, ở chỉ số thành phần, điểm thẩm định với kết quả 58,32%, Bộ Tài chính đứng vị trí thứ nhất; điểm điều tra xã hội học xếp vị trí thứ hai chỉ sau Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 31,87%.

Điểm lại chỉ số CCHC trong 7 năm qua của 19 bộ, ngành (năm nay là 18 bộ, ngành), thứ hạng của Bộ Tài chính đã có cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2012 (năm đầu tiên chấm điểm) Bộ Tài chính chỉ xếp vị trí thứ 8 thì năm 2013 đã lên vị trí thứ 4 và liên tục giữ vị trí thứ 2 trong các năm 2014, 2015, 2016.

Năm 2017, chỉ số này tụt một bậc so với những năm trước. Điều này có một phần nguyên nhân là do dư địa cải cách của ngành Tài chính đã thu hẹp dần ở lĩnh vực thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa sau một thời gian công tác này được quyết liệt triển khai. Điều này thể hiện qua việc chỉ số cải cách TTHC và chỉ số hiện đại hóa hành chính có phần giảm đi so với 2016. Tuy nhiên, đổi lại, chỉ số chỉ đạo điều hành CCHC, chỉ số cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và cải cách tài chính công vẫn ở mức cao, thể hiện hướng đi mới trong CCHC của Bộ Tài chính.

Năm 2018, điểm điều tra xã hội học, Bộ Tài chính có mức điểm cao, đạt 31,87%, chỉ đứng sau đơn vị dẫn đầu là Ngân hàng Nhà nước chỉ thấp hơn 0,91%. Điều này minh chứng cho việc ngành Tài chính đã có sự đánh giá cao, ghi nhận của cộng đồng xã hội. Đây cũng là chỉ số được Bộ Tài chính giữ vững qua nhiều năm, đồng nghĩa rằng, cải cách của ngành Tài chính thực sự đi vào cuộc sống và nhận được phản hồi tích cực từ xã hội.

Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc triển khai quyết liệt các nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Bộ Tài chính. Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính gồm 66 giải pháp, nhiệm vụ gắn với 188 sản phẩm đầu ra và tập trung trên tất cả các lĩnh vực của ngành Tài chính với trọng tâm là thuế, hải quan, quản lý nợ công, chứng khoán, bảo hiểm... nhằm tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; 100% các sản phẩm đều được triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ. Bộ Tài chính đã ban hành chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC. Chỉ thị đã đề ra các giải pháp, chỉ đạo các đơn vị thực hiện, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn các nước OECD.

Năm ngoái, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị đẩy mạnh công tác CCHC và công bố chỉ số CCHC của các đơn vị thuộc bộ. Tại hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và yêu cầu cải thiện vị trí Par Index vào năm 2018 (sau 3 năm giữ vững vị trí thứ 2, đã xếp vị trí thứ 3 vào năm 2017).

Công bố bộ chỉ số cải cách nội bộ

Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong quý II/2019, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tài chính công và hiện đại hóa ngành. Bộ Tài chính đề ra mục tiêu triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đến 30/6/2019 tăng lên 80%; đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Theo ông Trần Thanh Hà - Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, để công tác CCHC thực sự là nhiệm vụ thường xuyên, lan tỏa tới từng đơn vị, từ năm 2015, Bộ Tài chính đã phê duyệt bộ Chỉ số CCHC nội bộ để có cơ sở đánh giá, chấm điểm CCHC hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó, các đơn vị trong ngành Tài chính nhận thức, xác định rõ các nhiệm vụ cần triển khai để nâng cao chất lượng công tác CCHC của đơn vị mình. Bộ chỉ số này đã giúp lãnh đạo bộ Tài chính theo dõi, đánh giá kết quả CCHC tại các đơn vị được khách quan, công bằng, lượng hóa kết quả triển khai tại từng đơn vị.

Cuối tháng 6 tới đây, theo thông lệ hàng năm, Bộ Tài chính sẽ công bố chỉ số CCHC của các đơn vị. Việc so sánh xếp hạng kết quả CCHC giữa các đơn vị sẽ giúp lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như các đơn vị xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, qua đó có giải pháp triển khai công tác CCHC tại đơn vị mình đạt hiệu quả hơn. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính là một trong số 4 bộ thực hiện chấm điểm chỉ số cải cách tại các đơn vị thuộc bộ. Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả, “đong đếm” được chỉ số CCHC để công tác này đi vào thực chất./.


* Ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:

Cải cách hành chính mang lại sự thuận lợi nhất cho người nộp thuế

Bùi Văn Nam

Như chúng ta đã biết, ngày 24/5/2019, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả rất đáng mừng là Bộ Tài chính đứng ở vị trí số 2/18 bộ, cơ quan ngang bộ, tăng 1 bậc so với năm 2017. Kết quả trên nói lên sự cố gắng, sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Bộ Tài chính và sự nỗ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc bộ, trong đó có Tổng cục Thuế.

Về phía Tổng cục Thuế, thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong năm qua chúng tôi đã triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp, từ cải cách thể chế, đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống khai thuế điện tử hiện nay đã được triển khai ở 63/63 cục thuế và 100% chi cục thuế trực thuộc; đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với 50 ngân hàng thương mại; triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử ở tất cả các cục thuế. Hiện ngành Thuế cũng đang đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng trong thực tế.

Ngoài việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế để rút ngắn thời gian, chi phí tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, Tổng cục Thuế cũng đã rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế. Nhiều thủ tục hành chính đã được điện tử hóa đạt cấp độ 3 và 4, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đã cải cách bộ máy cơ quan thuế theo hướng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm việc hợp nhất các chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực tại 6 tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Hải Dương, Cà Mau, Quảng Ngãi, Lâm Đồng. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo từ nay đến hết quý III/2019 phải hoàn thành hợp nhất các chi cục thuế. Với việc tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, hy vọng sẽ tiếp tục tạo động lực cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.


* Ông Nguyễn Trần Hiệu – Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan:

Thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hải quan sẽ tiếp tục được cắt giảm

Nguyễn trần Hiệu

Tổng cục Hải quan rất vui mừng với kết quả Bộ Tài chính đứng vị trí thứ 2 về chỉ số Par Index 2018, trong đó ngành Hải quan đã có những nỗ lực đóng góp vào thành công nêu trên.

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan thường xuyên đánh giá tác động của TTHC trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa TTHC lĩnh vực hải quan. Số lượng TTHC về lĩnh vực hải quan đã giảm từ 239 thủ tục (trước khi có Luật Hải quan 2014) giảm xuống còn 181 thủ tục hiện nay. Trong số 181 TTHC, hồ sơ, giấy tờ đã được đơn giản hóa, phần lớn được thực hiện theo phương thức điện tử, tạo điều kiện cắt giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp.

Nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục tích cực phối hợp các bộ, ngành thực hiện quyết liệt việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan để thích ứng với sự gia tăng nhanh chóng của thương mại điện tử và hội nhập quốc tế. Trong năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã và đang triển khai các giải pháp cải cách hiện đại hóa nhằm nâng hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, cụ thể là các giải pháp giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hải quan.

* Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:

Kết quả khẳng định chuỗi cố gắng của Bộ Tài chính

Nguyễn Minh phong

Quan sát quá trình 5 năm qua cho thấy, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực trong công tác CCHC, hiện đại hóa ngành, giảm thủ tục cho doanh nghiệp. Trong số hơn 18 triệu ngày công tiết kiệm, theo công bố của Văn phòng Chính phủ, có sự đóng góp đứng đầu của ngành Tài chính, tiết giảm thời gian nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp. Trình độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài chính cũng rất đáng ghi nhận.

Kết quả tiếp tục giữ vững top đầu về CCHC trong năm 2018 tiếp tục khẳng định chuỗi nỗ lực, cố gắng của Bộ Tài chính. Điều đáng nói là một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã định danh cụ thể trong nhận diện các hành vi cần chống, như: ngành Hải quan đã định danh được 300 hành vi sách nhiễu doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến rõ nét về chuẩn hóa thủ tục hải quan.

Tôi cho rằng, cách làm hay của ngành Hải quan cần tiếp tục được nhân rộng,… Các ngành, địa phương cũng cần xác định chuẩn hóa từng vị trí việc làm, để đảm bảo tính đồng bộ trong thực hiện CCHC. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ thực hiện trên mạng internet, giảm tiếp xúc giữa cán bộ với người dân và doanh nghiệp.

Nhóm PV

    热门排行

    友情链接