【lịch c3 châu âu】Ông Johnathan Hạnh Nguyễn lại lập đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM
Lễ ký kết bản ghi nhớ giữa UBND TP.HCM và IPPG về việc lập đề án xây dựng Trung tâm Tài chínhQuốc tế Việt Nam diễn ra ngày 8/2/2022. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Văn Mãi chủ trì buổi ký kết.
Một số nội dung chính trong bản ghi nhớ giữa TP HCM và tập đoàn IPP như sau: tập đoàn IPP tài trợ sản phẩm nghiên cứu lập đề án xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế tại TP HCM.
Cụ thể,ÔngJohnathanHạnhNguyễnlạilậpđềánxâydựngTrungtâmTàichínhquốctếtạlịch c3 châu âu IPPG sẽ thuê tư vấn đẳng cấp quốc tế và trong nước để xây dựng đề án và mời các ty tài chính uy tín như Công ty Cantor Fitzgerald, Công ty Silverstein Properties, Công ty Weidner Resort, Công ty Steelman Partners của Mỹ tham gia tư vấn hoàn thiện đề án TTTC Quốc Tế tại TP HCM.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, việc xây dựng thành phố trở thành TTTC của khu vực và quốc tế là ý tưởng, mong muốn từ nhiều năm qua, được rất nhiều chuyên gia kinh tếtrong nước và quốc tế ủng hộ. Thời gian qua, trung ương đã thống nhất đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là sẽ xây dựng TP HCM trở thành TTTC quốc tế. Đây là chủ trương quan trọng giúp cho thành phố quyết tâm thực hiện.
Năm 2021, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc để xây dựng đề án, mời đơn vị tư vấn nghiên cứu bước đầu về mô hình, cơ chế của TTTC. Tuy nhiên do dịch Covid-19 nên ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, triển khai. Và nay là thời điểm thích hợp đẩy nhanh nghiên cứu, hoàn thiện đề án, trình cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng đề án TTTC TP HCM.
Hiện IPPG đã ký hợp đồng với các Công ty tư vấn trong nước và Công ty Shearman & Sterling - London để xây dựng Đề án xây dựng TTTC Quốc tế Việt Nam tại TP.HCM. Đây là một trong những công ty tư vấn tài chính quốc tế hàng đầu thế giới với mục tiêu là phấn đấu để TTTC quốc tế TPHCM được xếp hạng (theo Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu – GFCI) thứ 50 vào năm 2030 và thứ 20 vào năm 2045.
Xây dựng và phát triển TTTC có tầm cỡ khu vực và quốc tế đang là xu hướng gần đây của một số quốc gia, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt để thu hút các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới, đồng thời các TTTC quốc tế vẫn tiếp tục đổi mới và điều chỉnh chính sách để gia tăng năng lực cạnh tranh.
Việc xây dựng Đề án này chỉ là bước đầu và còn nhiều việc cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới để có khuôn khổ pháp lý cạnh tranh cao cũng như thực thi có hiệu quả trên thực tế, đem lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế - tài chính Việt Nam và TP.HCM nói riêng.
Sau ký kết, UBND thành phố sẽ lập tổ liên ngành gồm các sở, ban ngành liên quan và cam kết chỉ đạo, tạo điều kiện cho các đơn vị tư vấn tiếp cận thông tin để xây dựng đề án,… thúc đẩy nhanh việc hiện thực hóa về một trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM.
Theo kế hoạch, Trung tâm tài chính ở Thủ Thiêm sẽ được xây dựng tại 2 lô đất (ký hiệu 1-7 và 1-11) thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Dự ántòa nhà trung tâm tài chính có tổng diện tích đất phát triển dự án là 14.461 m2 với các chỉ tiêu quy hoạch cụ thể, gồm 2 tòa tháp cao 20-50 tầng tùy từng lô; tổng mức đầu tưkhoảng 4.898 tỷ đồng.
Cuối tháng 3/2021, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM; trong đó, trọng tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong và ngoài nước mong muốn đầu tư vào TP Thủ Đức.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, việc chọn lựa nhà đầu tư vào TTTC này sẽ được đề nghị cho đấu thầu rộng rãi theo tiêu chí sau khi đề án được Quốc hội thông qua.
Hồi cuối tháng 3/2021, IPPG cũng ký kết tài trợ cho dự án Trung tâm Tài chính Quốc tế Đà Nẵng.