88Point88Point

【số liệu thống kê về urawa red diamonds gặp gamba osaka】TP. Hồ Chí Minh: Giám sát từng ngày tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

TP.Hồ Chí Minh: Giám sát từng ngày tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Thi công dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Ảnh: Sơn Nam

87 dự án cần tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các khó khăn, vướng mắc trong việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc thay đổi quy định của Luật Đất đai về chính sách bồi thường trong điều kiện số vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) của thành phố rất lớn. Bên cạnh đó, tính chất của công tác bồi thường, GPMB phức tạp đã tác động trực tiếp làm giảm tỷ lệ giải ngân.

Số liệu từ Tổ công tác rà soát, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công thành phố (Tổ công tác 2591) cho biết, thành phố có tổng số 166 dự án đầu tư công, với tổng số vốn bồi thường GPMB là hơn 33.830 tỷ đồng. Tính đến ngày 28/10, đã giải ngân được hơn 5.470 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16,17% nguồn vốn này.

Sau khi kiểm tra chi tiết các dự án (có bổ sung vốn), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cho biết, có 87/166 dự án đầu tư công cần tập trung giải ngân từ nay đến ngày 31/12.

Dự kiến đến ngày 30/11 sẽ có 50/87 dự án, với tổng số vốn GPMB được giải ngân là 8.914,573 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,7%. Trong đó, có 24/87 dự án hoàn thành công tác giải ngân ở các quận, huyện như 4, 7, 8, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, TP. Thủ Đức.

Dự kiến trong tháng 12/2024, sẽ có 37/87 dự án cần giải ngân, với tổng số vốn là hơn 23.266 tỷ đồng. Trong đó, dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm sẽ giải ngân khoảng 13.000 tỷ đồng; dự án đường vành đai 2 TP. Thủ Đức sẽ giải ngân gần 7.568 tỷ đồng.

Theo báo cáo từ Tổ công tác 2591, hiện nay TP.HCM gặp một số khó khăn, vướng mắc phải thực hiện ngay để có thể đảm bảo tiến độ giải ngân. Cụ thể, trên địa bàn TP.HCM có 45 dự án phải thực hiện theo Luật Đất đai 2024 và cần áp dụng chính sách, biện pháp, mức hỗ trợ khác. UBND quận, huyện đã báo cáo, đề xuất đối với 27 dự án gửi Sở TN&MT thành phố.

Hiện nay, Tổ công tác 2591 đang kiến nghị Sở Xây dựng thành phố xem xét có ý kiến liên quan đến hỗ trợ cho các hộ dân được thuê hoặc mua nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, sở này cần có hướng dẫn xác định giá thuê, giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đối với trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuê, mua nhà ở tại nơi tái định cư.

Chia 3 nhóm điều chỉnh quy hoạch

Đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc (QH-KT) TP.HCM cho biết, hiện thành phố có khoảng 54 dự án có vướng mắc về điều chỉnh quy hoạch, khi giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, đối với 54 dự án đang vướng quy hoạch được chia thành ba nhóm.

Nhóm 1 có 22 dự án đang thực hiện thủ tục về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500. Các dự án này đã được sở có ý kiến, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức đang xem xét phê duyệt theo thẩm quyền.

Nhóm 2 có 23 dự án đang thực hiện thủ tục về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500. Các dự án này đang được chủ đầu tư lập hoặc UBND các quận, huyện thẩm định theo thẩm quyền và chưa chuyển Sở QH-KT có ý kiến thống nhất, theo quy định.

Nhóm 3 có 9 dự án chưa phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2025 hoặc đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt.

TP.Hồ Chí Minh: Giám sát từng ngày tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Thi công nút giao An Phú, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Sơn Nam

Sau khi phân ba nhóm, Sở QH-KT thành phố đã đề ra các giải pháp thực hiện. Cụ thể, nhóm 1, thuộc phần chủ động của quận, huyện và TP. Thủ Đức hoàn toàn, sở sẽ phối hợp với các quận, huyện và TP. Thủ Đức.

Đối với nhóm 2, Sở QH-KT TP đã họp với các quận, huyện để giải quyết vấn đề từng vướng mắc cụ thể của từng dự án và có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương như quận 5, quận Gò Vấp. Những vướng mắc của nhóm 1 và 2 có thể được giải quyết xong vào cuối năm nay.

Với nhóm 3, Sở KH&ĐT thành phố đã điều chỉnh bằng cách bổ sung vốn từ các dự án khác bù đắp phần chậm của 9 dự án nhóm 3 để đáp ứng chỉ tiêu vốn đề ra.

Hiện thành phố cũng đã triển khai ứng dụng theo dõi việc giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, các ban quản lý dự án ở các quận, huyện, chủ đầu tư dự án sẽ cập nhật các văn bản gửi các sở, ngành liên quan lên ứng dụng hằng ngày. Từ đó, Sở QH-KT thành phố sẽ theo dõi nhiệm vụ hằng ngày để tiến hành giải quyết.

Đại diện Sở QH-KT TP cho biết, hàng ngày, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thường xuyên theo dõi nhiệm vụ trên ứng dụng này. Nhiệm vụ nào, đơn vị địa phương nào làm chậm trễ ngay lập tức Chủ tịch UBND thành phố sẽ nhắc nhở, phê bình.

Theo ông Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vào những tháng cuối năm, các giải pháp cần được triển khai đồng bộ và linh hoạt. Cụ thể như, cơ quan chức năng xây dựng và áp dụng các mẫu hồ sơ chuẩn để giảm thiểu thời gian soạn thảo và kiểm tra hồ sơ.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý áp dụng các phần mềm quản lý dự án và hệ thống đấu thầu qua mạng để tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình chuẩn bị hồ sơ; sử dụng các hệ thống quản lý dự án và đấu thầu qua mạng để tăng tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ phụ trách để nâng cao kỹ năng và hiểu biết về quy trình chuẩn bị hồ sơ; đề xuất các biện pháp rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ, chẳng hạn như tăng cường nhân lực hoặc áp dụng các công cụ hỗ trợ thẩm định;

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư ngay khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, tránh dồn thanh toán vào cuối năm; đồng thời giao chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công hàng tháng đến từng chủ đầu tư, coi đây là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cuối năm;

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án, đôn đốc các nhà thầu và tư vấn để đảm bảo tiến độ, phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, bám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn...

Luật mới ảnh hưởng tới bồi thường, giải phóng mặt bằng

Theo UBND TP, trong năm 2024, tổng số vốn sử dụng cho công tác bồi thường, GPMB của TP khoảng 33.000 tỷ đồng (chiếm 38% tổng vốn đầu tư công thành phố phải giải ngân). Đồng thời, theo kế hoạch từ đầu năm, TP dự kiến hoàn tất thủ tục và giải ngân kế hoạch vốn trong quý III/2024. Tuy nhiên, khi Luật Đất đai 2024 chuyển thời điểm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 về ngày 1/8/2024 thì phần lớn số vốn bố trí năm 2024 đã không thể giải ngân theo tiến độ và các dự án phải điều chỉnh lại đơn giá bồi thường, GPMB để đảm bảo tránh khiếu kiện, khiếu nại và tuân thủ theo quy định của Luật Đất đai mới.

赞(7933)
未经允许不得转载:>88Point » 【số liệu thống kê về urawa red diamonds gặp gamba osaka】TP. Hồ Chí Minh: Giám sát từng ngày tiến độ giải ngân vốn đầu tư công