【giải vô địch quốc gia bangladesh】Quản lý chặt chẽ hàng dự trữ qua công tác thanh tra, kiểm tra

PV: Trong năm 2022,ảnlýchặtchẽhàngdựtrữquacôngtácthanhtrakiểgiải vô địch quốc gia bangladesh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành dự trữ nhà nước tập trung vào những hoạt động nào và được Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) triển khai ra sao, thưa ông?

Quản lý chặt chẽ hàng dự trữ qua công tác thanh tra, kiểm tra
Ông Nguyễn Văn Bình

Ông Nguyễn Văn Bình: Trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dự trữ quốc gia (DTQG), công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tập trung vào hoạt động mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng DTQG và quản lý, sử dụng vốn, phí cho hoạt động DTQG tại các bộ, ngành quản lý hàng DTQG và các đơn vị DTQG thuộc hệ thống Tổng cục DTNN.

Trong năm 2022, Tổng cục DTNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực DTQG. Qua đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từng bước được tăng cường và hoàn thiện.

Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra được duyệt, Tổng cục DTNN và các Cục DTNN khu vực đã tổ chức thực hiện 36 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, trong đó: Thanh tra Tổng cục DTNN thực hiện 2 cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và 1 cuộc kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN phê duyệt; Thanh tra các Cục DTNN khu vực thực hiện 33 cuộc kiểm tra chuyên ngành. Ngoài ra, Tổng cục và các Cục DTNN khu vực còn thực hiện hàng chục cuộc kiểm tra chuyên đề diện rộng, kiểm tra nội bộ theo kế hoạch và đột xuất.

PV:Được biết, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra chuyên ngành, Tổng cục DTNN cũng đã triển khai kiểm tra chuyên đề trên diện rộng, ông có thể thông tin thêm về công tác này?

Ông Nguyễn Văn Bình: Đúng vậy, trong năm 2022 cũng như các năm trước, bên cạnh thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, Tổng cục DTNN và các cục DTNN khu vực đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát các hoạt động mua, bán, nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG và quản lý tài chính, tài sản công tại các cục DTNN khu vực.

Quản lý chặt chẽ hàng dự trữ qua công tác thanh tra, kiểm tra

Lãnh đạo Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hải Hưng kiểm tra chất lượng thóc trước khi nhập kho tại Chi cục Dự trữ nhà nước Tứ Lộc. Ảnh: Đức Minh

Từ năm 2021 đến nay, để tăng cường quản lý, sử dụng kho DTQG đúng mục đích và bảo đảm các điều kiện về kho tàng phục vụ bảo quản lương thực nhập kho theo kế hoạch, Vụ Thanh tra – Kiểm tra đã tham mưu cho Tổng cục DTNN chỉ đạo các Cục DTNN khu vực tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra kho DTQG báo cáo kết quả về Tổng cục; đồng thời trình Tổng cục quyết định thành các đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng kho DTQG tại một số cục DTNN khu vực.

Năm 2022, Tổng cục DTNN đã thành lập 3 đoàn kiểm tra chuyên đề quản lý, sử dụng kho DTQG tại 9 cục DTNN khu vực. Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra, Vụ Thanh tra – kiểm tra đã tổng hợp, trình Tổng cục DTNN chỉ đạo các Cục DTNN khu vực chấn chỉnh và rút kinh nghiệm những nội dung còn tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua công tác kiểm tra chuyên đề về quản lý, sử dụng kho DTQG; có biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra đã chỉ ra; thực hiện nghiêm quy định về quản lý hàng DTQG.

PV: Để tạo sự chuyển biến tích cực, thiết thực, hiệu quả, góp phần tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong năm 2023 của Tổng cục DTNN cần tiếp tục tăng cường và hoàn thiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Bình:Tại hội nghị tổng kết của Tổng cục DTNN vừa diễn ra, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo toàn ngành DTNN tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, cũng như phòng ngừa, xử lý kịp thời các sai phạm khi mới bắt đầu phát sinh. Thông qua thanh tra, kiểm tra giúp đánh giá toàn diện về cơ chế chính sách được ban hành, hiệu quả phát huy trong thực tiễn để kịp thời trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý sau thanh tra.

Tiếp tục kiểm tra nhiều chuyên đề trong năm 2023

Trong năm 2023, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng kho dự trữ quốc gia (DTQG) và trang thiết bị chuyên dùng phục vụ nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG; kiểm tra chuyên đề về mua, nhập hàng DTQG; kiểm tra chuyên đề về bảo quản, thuê bảo quản và quản lý chất lượng hàng DTQG; kiểm tra chuyên đề về xuất cấp hàng DTQG; kiểm tra chuyên đề quản lý, sử dụng vốn, phí và chấp hành chế độ kế toán, thống kê, báo cáo về DTQG…

Trên tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Vụ Thanh tra – kiểm tra cũng đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực DTQG. Cụ thể, chúng tôi bám sát định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023 của Bộ Tài chính tại văn bản số 10039/BTC-TTr, hoạt động thanh tra chuyên ngành hướng đến đối tượng là các bộ, ngành quản lý hàng DTQG; các doanh nghiệp được thuê bảo quản hàng DTQG và các địa phương tiếp nhận, sử dụng nhiều hàng DTQG.

Chúng tôi sẽ bám sát hoạt động kiểm tra chuyên ngành hướng đến đối tượng là các Cục DTNN khu vực trực thuộc. Nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tập trung vào công tác mua, bán, nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG; công tác tiếp nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ; công tác quản lý, sử dụng vốn, kinh phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG.

Trong kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực DTQG, lãnh đạo Tổng cục DTNN lưu ý cần tránh dàn trải và ưu tiên triển khai các cuộc kiểm tra theo chuyên đề diện rộng để tổng kết được thực tiễn, có nhiều kiến nghị về cơ chế, chính sách và quản lý điều hành DTQG.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tập trung thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không chồng chéo

Trong năm 2023, Vụ Thanh tra - kiểm tra (Tổng cục DTNN) xây dựng nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng và phân công của Tổng cục DTNN.

Cụ thể, đơn vị thực hiện tốt công tác khảo sát, lập kế hoạch chi tiết cuộc thanh tra, kiểm tra để tập trung thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không bị chồng chéo và rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; tổ chức cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo đúng đề cương, kế hoạch được duyệt; chấp hành đúng quy định về công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm quy chế, kỷ luật, kỷ cương đoàn thanh tra, nhất là quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ của người làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra phải lấy pháp luật làm thước đo (làm căn cứ) để đánh giá tính hợp pháp của hoạt động thực tiễn, đồng thời xem xét sự việc có tính đến đặc thù, quan điểm lịch sử cụ thể nhằm đưa ra được kết luận, kiến nghị đúng pháp luật và khách quan. Kết thúc thanh tra phải bảo đảm thời gian ban hành kết luận thanh tra; kết thúc kiểm tra phải sớm ra thông báo kết quả kiểm tra. Hồ sơ từng cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phải được lập và lưu trữ theo đúng quy định và bảo đảm tính khoa học.