Thêm biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng
Một trong những nội dung sửa đổi chính của thông tư là bổ sung biện pháp xử lý can thiệp sớm trong giám sát ngân hàng. Theổsungbiệnphápcanthiệpsớmtronggiámsátngânhàbảng xếp hạng giải vô địch mexicoo đó, các biện pháp xử lý sẽ bao gồm: Khuyến nghị, cảnh báo; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; áp dụng can thiệp sớm và kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư cũng bổ sung quy định về áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng. Theo đó, căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, tình hình hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hang, trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng lâm vào một trong các trường hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đó là trường hợp các tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn, xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của NHNN.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi NHNN giải trình thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện. Phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng phải bao gồm một hoặc một số biện pháp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo bằng văn bản gửi NHNN (qua đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng) giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục (đã được điều chỉnh, bổ sung) và tổ chức triển khai thực hiện.
Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng, thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Sau khi đối tượng giám sát ngân hàng khắc phục được tình trạng nêu trên hoặc được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm.
Giám sát phương án khắc phục của đối tượng giám sát
Về việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng áp dụng can thiệp sớm, thông tư quy định định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án khắc phục.
Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá tiến độ, kết quả, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng.
Qua theo dõi việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng, nếu phát hiện có sự chậm trễ hoặc không có hiệu quả trong quá trình thực hiện, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc NHNN ban hành văn bản gửi đối tượng giám sát ngân hàng yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Trong quá trình theo dõi, căn cứ vào kết quả thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có quyền đề xuất cấp có thẩm quyền tiến hành làm việc trực tiếp, kiểm tra, thanh tra đột xuất đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018./.
H.Y