【lịch bóng đá vietnam】TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Văn hóa là tinh hoa của đạo đức
TS. Lê Doãn Hợp,êDoãnHợpnguyênBộtrưởngBộThôngtinvàTruyềnthôngVănhóalàtinhhoacủađạođứlịch bóng đá vietnam nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. (Nguồn ảnh: Vietnamnet) |
Để thực hiện được chiến lược này, theo TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội nghị Văn hóa toàn quốc (khai mạc sáng nay, ngày 24/11) nên tập trung thảo luận 3 giá trị cốt lõi nhất là văn hoá gia đình, văn hoá doanh nghiệpvà văn hoá công sở.
Việt Nam đã đi qua 35 năm Đổi mới, một thời gian đủ dài để đánh giá lại thành quả, bài học kinh nghiệm. Từng giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, ông có thể đánh giá một cách cô đọng nhất thành tựu văn hoá đạt được trong 35 năm qua?
Năm 1986, đất nước Đổi mới toàn diện. Trong đó, lĩnh vực kinh tếđã có nhiều tổng kết, đánh giá; riêng về văn hoá, mỗi khi Đảng có chỉ thị, nghị quyết, kết luận đều có đánh giá, nhận định. Nhưng Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này tập trung đánh giá toàn diện và đưa ra định hướng, chiến lược phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết XIII của Đảng.
Nhìn lại 35 năm qua, tôi cho rằng, lĩnh vực văn hoá có rất nhiều điểm.
Thứ nhất, bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn, duy trì, phát triển, nâng cao. Đất nước đổi mới, kinh tế hội nhập sâu rộng, nhưng văn hoá không bị hoà tan, mai một. Điều này được thể hiện rất rõ là văn hoá của 54 dân tộc anh em không bị nhạt phai, mà được gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống không chỉ để bảo tồn, mà còn là thế mạnh của các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thứ hai, lễ hội văn hoá địa phương, vùng miền và quốc gia được bảo tồn, phục dựng sâu sắc hơn, bản sắc hơn, phong phú hơn.
Thứ ba, văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn, trong đó có nhiều giá trị đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam bộ…
Thứ tư là văn hoá ẩm thực được đưa lên một tầm cao mới, với nhiều kỷ lục quốc gia và quốc tế.
Nhưng không thể phủ nhận một bộ phận xã hội đang xuống cấp về văn hoá, đạo đức. Thưa ông, trong các kỳ họp Quốc hội, vấn đề xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử liên tục được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra?
Đó là một thực tế không phủ nhận. Sự xuống cấp về văn hoá, đạo đức của một bộ phận trong xã hội, nhất là giới trẻ sẽ được Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này thảo luận kỹ để chỉ đạo và thực thi tốt hơn.
Tết Nguyên đán là văn hoá truyền thống đã được lắng đọng qua hàng ngàn năm của dân tộc ta |
Là người đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hoá, ông nhận định thế nào về sự xuống cấp văn hoá, đạo đức ở một bộ phận trong xã hội?
Đúng là đạo đức, văn hoá của một bộ phận trong xã hội đang xuống cấp, thậm chí xuống cấp chưa rõ điểm dừng.
Tôi rất đau đáu trước hiện tượng này, nên trong bài thơ “Quê tôi từ xã lên phường”, tôi đã phải thốt lên rằng: “Giá kinh tế bây giờ có đạo đức ngày xưa”. Nếu hiện tượng cá biệt này trở nên phổ biến thì thực sự nguy hiểm, bởi văn hoá, đạo đức xuống cấp thì mọi thành tựu về kinh tế, vật chất đạt được sau 35 năm đổi mới không còn nhiều ý nghĩa. Còn xa hơn, là xương máu của ông cha đã đổ xuống để giải phóng dân tộc sẽ nhạt nhoà khi một bộ phận thanh niên không biết trân quý.
“Giá kinh tế bây giờ có đạo đức ngày xưa”. Nếu như giờ được làm lãnh đạo ngành văn hoá, ông sẽ làm gì?
Từng là người lính Cụ Hồ, đã trải qua 9 năm tham gia giải phóng miền Nam, tôi rất thấu hiểu cội rễ của văn hoá nhiều vùng miền. Nói một cách dễ hiểu, văn hoá chính là đạo đức, là tình người, tình đồng bào, đồng chí, tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, quê hương, là những thứ không thể cân đong, đo đếm được.
Có thể nói, một người có đạo đức sẽ tỏa ra bên ngoài bằng văn hóa. Một người có văn hóa vì bên trong họ có đạo đức. Vì vậy, văn hóa là tinh hoa của đạo đức.
Đất nước bây giờ đã khác rất xa so với thời cha anh. Nhưng giá trị văn hoá không bao giờ thay đổi. Nếu bây giờ được làm lãnh đạo ngành văn hoá, tôi sẽ cố gắng làm 3 việc lớn là văn hoá gia đình, văn hoá doanh nghiệp và văn hoá công sở.
“Gia đình là tế bào của xã hội”, là đơn vị kinh tế cơ sở, là đơn vị an ninh cơ sở, là đơn vị văn hoá cơ sở. Mọi sự tốt đẹp của quê hương, đất nước đều khởi nguồn từ gia đình và ngược lại, mọi điều không yên, không vui của quốc gia, dân tộc cũng bắt đầu từ gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt”. Người hết sức coi trọng vấn đề giáo dục con người, mà trước hết là giáo dục từ trong gia đình.
Vì vậy, Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này cần bàn sâu về văn hoá gia đình, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa công sở và đạo đức công vụ. Phải hiểu, văn hóa gia đình là nền tảng xã hội, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng kinh tế, văn hóa công sở và đạo đức công vụ là nền tảng chính trị. Khi 3 trụ cột văn hóa này được quan tâm, thì văn hóa của dân tộc sẽ thăng hoa.
Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…”. Như tôi đã nói, văn hoá phản ánh tư tưởng văn hoá của đảng cầm quyền, cụ thể là văn hoá ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với nhân dân.
Nội hàm văn hoá ứng xử rất rộng. Với đội ngũ công chức, viên chức, theo ông cần phải có văn hoá ứng xử thế nào cho phải đạo?
Văn hoá ứng xử của công chức, viên chức ngày nay cũng như quan chức ngày xưa. Trong xã hội phong kiến, ở bất cứ triều đại nào, ông cha ta đều rất quan tâm đến đội ngũ quan chức gần dân nhất, đó là lý trưởng. Ở đâu lý trưởng được lòng dân thì ở đó người dân yêu mến, kính trọng triều đình và ngược lại.
Tôi muốn lấy ví dụ về vua Lê Thánh Tông (trị vì đất nước từ năm 1460 đến 1497) là một trong những hoàng đế anh minh, được dân quý trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lựa chọn đội ngũ quan chức cơ sở rất cẩn trọng, ngay từ cấp lý trưởng.
Để làm lý trưởng, phải đủ 4 tiêu chuẩn là “Học lực sinh đồ”, tức là phải là có kiến thức; “Gia tư hảo túc”, tức là biết làm giàu, vì chỉ những người biết làm giàu cho gia đình thì mới biết làm giàu cho bà con, làng xóm và rộng hơn là xã hội; “Đức hạnh ôn hoà”, tiếp xúc với dân hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi phải ôn hoà, nhã nhặn; “Ngôn ngữ khả tín”, muốn làm người đứng đầu làng xã làm sao nói cái gì dân cũng tin.
Năm 1947, trong thời điểm phải tập trung chuẩn bị Chiến dịch Thu Đông, tại căn cứ Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một cuốn sách nổi tiếng nhan đề: “Sửa đổi lối làm việc”. Đây là cuốn cẩm nang răn dạy đạo đức, văn hoá của công bộc nhân dân, động viên sức mạnh của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành thắng lợi vẻ vang. Những điều trong cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị và ngày nay chúng ta đang cố gắng học tập những điều dạy bảo của Bác thông qua thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Từ cách quản trị quốc gia của ông cha, từ những lời Bác dạy, Đảng đã nhận thấy và đang quyết tâm chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, công chức bằng Quy định 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 và mới đây là Quy định 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm.
Việt Nam có thể tự hào là một trong những quốc gia phát triển công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh niên xuống cấp đạo đức, văn hoá là do Internet. Là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thông tin - Truyền thông, ông suy nghĩ gì về điều này?
Trước hết, xã hội mạng, cư dân mạng là xã hội ảo, nhưng xã hội ảo phản ảnh trung thực, khách quan xã hội thật. Xã hội thật diễn ra thế nào, trong mạng ảo phản ánh đúng như thế. Vậy nên, muốn giải quyết vấn đề của xã hội ảo, phải giải quyết các vấn đề từ xã hội thật.
Giải quyết vấn đề, nói cụ thể là quản lý nhà nước, nhưng “quản” phải có “lý”, phải dựa trên nguyên lý quản lý, luật pháp phải thay đổi kịp thời để phù hợp với cuộc sống, định hình cho mọi sự phát triển. Quản lý xã hội mạng cũng như quản lý xã hội thật, tức là phải quản lý từ cơ sở, “quản” phải có “lý”, chứ không phải không quản lý được thì cấm.
Chúng ta đang sống cùng cuộc cách mạng 4.0, rồi sẽ đến cách mạng 5.0 và không thể đứng bên lề cuộc cách mạng này. Nhìn một số thanh niên hư hỏng, sống không khát vọng, không biết đến ngày mai, sống thụ động, thậm chí là vi phạm pháp luật đến mức phải rơi vào đường lao lý, nhiều người quy kết do Internet, mạng xã hội, do sự phát triển của công nghệ - thông tin.
Theo tôi, quy kết đó thiếu thuyết phục vì những người này chỉ là số ít so với số đông còn lại đang và sẽ dựa vào nền tảng công nghệ - thông tin, Internet để học học tập, thu nạp thông tin, kiến thức, học điều hay, lẽ phải, học làm giàu, chia sẻ khó khăn với đồng bào, gắn kết yêu thương, trau dồi văn hoá, tri thức trong nước, quốc tế.
Có nghĩa là ông không quá lo lắng trước thực trạng giới trẻ mỗi ngày dành 5-7 tiếng “sống trong thế giới ảo”?
Cái gì cũng có 2 mặt, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Ngày xưa chưa có Internet, mạng xã hội, smartphone... cũng vẫn có tiêu cực, có người vi phạm pháp luật, nên không thể quy kết do mạng xã hội, do công nghệ thông tin mà một bộ phận giới trẻ xuống cấp về văn hoá, suy thoái đạo đức.
Nhiều người từng nói về việc thế hệ trẻ sinh sau năm 2000 ít quan tâm đến ông bà, chú bác, anh em, họ hàng và lo ngại văn hoá truyền thống gia đình bị mai một. Tôi cho rằng, đừng quá lo lắng và dẫn chứng trong lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 70% những người đến thắp hương cho Đại tướng là thế hệ trẻ.
Hãy đặt câu hỏi vì sao lớp trẻ đến viếng Đại tướng. Với một người chưa từng gặp mặt, chỉ được biết qua sách báo và mạng xã hội mà các bạn trẻ sẵn sàng tạm dừng mọi công việc để đến thắp hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không có lý do gì họ không nhớ đến ông bà, cha mẹ, anh em, chú bác. Chỉ có điều họ không thể hiện qua hành động hằng ngày.
Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này sẽ thảo luận về việc “giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”. Thưa ông, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là giữ cái gì khi mà một số chuyên gia kinh tế từng lên tiếng bỏ Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc, “ăn Tết Dương lịch cho hội nhập quốc tế”?
Đó chỉ là quan điểm của rất ít người đứng trên phương diện kinh tế, chứ chưa đại diện cho số đông.
Văn hoá là bản sắc đã được chắt lọc, lắng đọng, thẩm thấu qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm, thời gian đã loại bỏ những hiện tượng nhất thời, chỉ lắng đọng cốt lõi giá trị phi vật thể là văn hoá truyền thống. Cũng như cha ông ta ngày xưa, văn hoá bây giờ vẫn luôn có sự chọn tuyển bởi thời gian, những gì phù hợp sẽ trường tồn, cái không phù hợp thì tự đào thải.
Tết Nguyên đán là văn hoá truyền thống đã được lắng đọng qua hàng ngàn năm không chỉ của ông cha chúng ta, của dân tộc ta, mà của những nước thuộc khu vực Đông Á. Nhưng trong “thế giới phẳng”, Việt Nam và các nước “ăn” Tết Nguyên đán cổ truyền vẫn thụ hưởng Tết Dương lịch theo các dân tộc Âu - Mỹ, thì cũng cần có sự điều chỉnh về thời gian nghỉ cho phù hợp để người dân được thụ hưởng cả 2 cái tết quốc gia và quốc tế.
Tôi là người con của miền Trung, nơi từ xưa đến nay, nhà nhà, người người đều mong muốn trở về quê hương trong ngày Tết cổ truyền. Nhưng thực tế cho thấy, những ngày trước - trong - và sau Tết, những người xa xứ trở về quê vô cùng vất vả, đặc biệt là phụ nữ. Tết càng kéo dài thì phụ nữ càng vất vả, họ không được chơi Tết và vui Xuân quần quật vì cái ăn, cái uống hàng ngày.
Tôi cho rằng, có thể rút ngắn thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và kéo dài thêm thời gian nghỉ Tết Dương lịch hoặc giữ nguyên ngày nghỉ Tết Nguyên đán và tăng thêm ngày nghỉ Tết Dương lịch để những người xa quê có thể lựa chọn và thụ hưởng cả 2 cái tết phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, vừa tôn vinh tổ tiên, vừa gắn kết với nơi ở mới; vừa truyền thống, vừa hiện đại; vừa dân tộc, vừa Tổ quốc, như thế có lẽ hợp lý hơn.
下一篇:Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
相关文章:
- Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- Hoàng tộc nào giàu có nhất châu Âu?
- Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu tích cực
- Nghệ sĩ Thanh Xuân và em gái ăn bánh mì chấm nước tương mùa dịch Covid
- Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- Lợi nhuận lao dốc, Siemens AG phải cắt giảm 4.500 việc làm
- Giá dầu đi lên sau thông báo Quốc vương Saudi Arabia qua đời
- Cách giúp phòng ngủ của bạn trở nên thân thiện hơn với môi trường
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- Nhập khẩu ô tô đạt kỷ lục hơn 18.000 xe
相关推荐:
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- Bữa cơm từ rau, củ hỏng 'mót' ở chợ của chị công nhân thất nghiệp
- T&T Group trao trên 25 tỷ đồng thiết bị, vật tư y tế tặng Cần Thơ chống dịch
- Infographics: Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật 8 tháng đầu năm 2022
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Doanh nghiệp tư nhân
- Ukraine sẽ nhận được 5 tỷ USD từ IMF vào cuối tuần này
- Danh sách công ty có giá trị lớn nhất thế giới: Xuất hiện nhiều DN Trung Quốc
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- Cuộc chiến 7 năm chứng minh mình chưa chết của cô gái 25 tuổi
- Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm