Một lớp học do giáo viên bản ngữ giảng dạy
Đủ điều kiện
Là thành phố du lịch,ướngđếnchuẩnmựcgiaotiếthần thoại hy lạp full song lâu nay năng lực giao tiếp và kỹ năng nghe - nói của học sinh nói chung và THCS nói riêng còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Trong khi đó, từ nhiều năm nay, 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần, 100% trường THCS đã triển khai dạy chương trình tiếng Anh hệ 10 năm của Bộ Giáo dục & Đào tạo từ khối 6 với thời lượng từ 3-4 tiết/tuần.
Chất lượng giảng dạy của giáo viên tiếng Anh cấp THCS có bước tiến triển. Năm học 2017- 2018, có 114/118 giáo viên tiếng Anh đạt trình độ chuẩn theo khung năng lực ngôn ngữ châu Âu từ B2 trở lên, đạt tỷ lệ 97%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếng Anh tại các trường học không ngừng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục theo quy định. Qua khảo sát, đa số các trường đều có phòng học bộ môn ngoại ngữ, trang thiết bị và đồ dùng theo danh mục tối thiểu khá đầy đủ.
Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo, UBND TP. Huế Lâm Thủy cho rằng, lâu nay chương trình giảng dạy ngoại ngữ chủ yếu tập trung vào ngữ pháp do đội ngũ giáo viên lớn tuổi chưa được đào tạo kỹ năng nghe nói; chương trình học chưa có sự phối hợp giữa các giáo viên nước ngoài nên chưa hấp dẫn các em. Đây chính là lý do để phòng xây dựng đề án phổ cập tiếng Anh giao tiếp trình UBND TP. Huế phê duyệt.
Giao tiếp cơ bản
Với mục tiêu nâng cao trình độ tiếng Anh và năng lực thực hành kỹ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh THCS, UBND TP. Huế xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phổ cập tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho học sinh THCS, giai đoạn 2018-2022. Mục tiêu của chương trình là đảm bảo kết thúc chương trình tiếng Anh ở mỗi khối và cấp THCS, học sinh phải đạt những kiến thức tối thiểu và có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống cơ bản và đơn giản, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Theo kế hoạch, chương trình sẽ thực hiện ngoài giờ học chính khóa, đối tượng từ lớp 6 năm học 2018- 2019 đến hết năm học 2021-2022, tại 23 trường THCS trên địa bàn TP. Huế với hình thức Nhà nước hỗ trợ 20% và người học đóng góp 80% kinh phí; trong đó, các trường học sẽ chủ động ký hợp đồng với Trung tâm Anh ngữ Quốc tế EUC để triển khai chương trình.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí EUC Ngô Văn Bông thông tin, từ năm 2015 đến nay, trung tâm đã thực hiện công tác đào tạo nâng chuẩn quốc tế tiếng Anh cho giáo viên các trường trên địa bàn TP. Huế. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai chương trình phổ cập tiếng Anh giao tiếp. Chương trình phổ cập sẽ được biên soạn dựa trên kiến thức cơ bản ở trường học, sau đó sẽ nâng cao và chú trọng đến chương trình giao tiếp, nhất là kỹ năng nghe và nói, qua đó, đánh giá kết quả học tập của các em sau mỗi học kỳ.
Để thực hiện chương trình, Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Huế đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; xây dựng các ngân hàng đề phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá đủ 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết.
Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Huế Lâm Thủy nhận định, với chương trình học trực tiếp (face to face) với giáo viên nước ngoài, có giáo viên Việt Nam trợ giảng, thời lượng 4 tiết/tháng và học trực tuyến có giáo viên của Trung tâm EUC hướng dẫn, trong vài năm tới, trình độ giao tiếp tiếng Anh của các em học sinh sẽ đạt những kiến thức tối thiểu, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học hiện hành theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời học sinh phải đạt các yêu cầu giao tiếp cơ bản.
Bài, ảnh: Thanh Hương