Theo thống kê của Cục Quản lý rủi ro, hết tháng 7/2017, cơ quan Hải quan đã hoàn thành thủ tục hơn 6 triệu tờ khai XNK. Trong số này, có 3.491.560 tờ khai luồng Xanh (chiếm 57,53%); 2.273.515 tờ khai luồng Vàng (chiếm 37,46%); 304.337 tờ khai luồng Đỏ (chiếm 5,01%). Trong đó, tỷ lệ tờ khai được phân vào luồng Vàng do khoảng 60% các văn bản quản lý chuyên ngành điều chỉnh, luồng Đỏ khoảng 17% các văn bản quản lý chuyên ngành điều chỉnh. Công tác quản lý rủi ro đối với hàng hóa XNK đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần trong công tác cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan.Theếuthôngtinkhiếntỷlệpháthiệnviphạmquaquảnlýrủirocònthấsoi kèo trận brightono một số chuyên gia trong ngành Hải quan, cần phải thống kê đầy đủ các trường hợp DN lợi dụng hủy, sửa, treo tờ khai... trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Hải quan mới đánh giá đúng tỷ lệ phát hiện sai phạm qua công tác phân luồng, tức là thống kê các vụ vi phạm và các trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Thực tế, các vụ vi phạm không chỉ bị lực lượng Hải quan phát hiện qua kiểm tra thực thực tế hàng hóa (luồng Đỏ), chuyển luồng từ luồng Vàng sang luồng Đỏ…, mà còn qua thu thập, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra trước.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành Bộ tiêu chí áp dụng toàn diện trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, công tác phân luồng quyết định kiểm tra về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, giảm tỷ lệ kiểm tra, đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan, tạo thuận lợi cho DN hoạt động XNK. Đồng thời, cơ quan Hải quan chủ động kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực, tuyến địa bàn trọng điểm về buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại…
Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ phát hiện vi phạm qua kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa còn thấp, dưới 1%. Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro lý giải, có 3 yếu tố tác động đến kết quả này gồm: Cơ chế, chính sách; thông tin; thực thi. Hiện nay một số cơ chế chính sách còn chưa phù hợp, chưa tương xứng với thực trạng quản lý hải quan. Đó là, DN được phép khai báo trước 15 ngày trước khi hàng hóa đến cửa khẩu. Như vậy, DN sẽ biết trước kết quả phân luồng, có thể ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan… Mặt khác, quy chế phối hợp giữa Cục Quản lý rủi ro với các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan đã quy định rõ ràng việc chia sẻ, cung cấp thông tin, cập nhật thông tin trên hệ thống, tuy nhiên, việc cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ cho việc tra cứu, khai thác còn rất hạn chế. Cán bộ chuyên trách quản lý rủi ro còn thiếu thông tin nhận biết phương thức, thủ đoạn các đối tượng buôn lậu để có kế hoạch, cũng như áp dụng đối sách trong việc xây dựng tiêu chí phân luồng kiểm tra. Chính vì vậy, trong công tác chống buôn lậu, các đơn vị cần phân biệt rõ trường hợp nào tổ chức đấu tranh riêng và những trường nào cung cấp thông tin cho quản lý rủi ro.
Liên quan đến những hạn chế trong công tác phân luồng, đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan cho biết, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Nghị định 08/2015/NĐ-CP có nội dung liên quan đến phân luồng trước, hủy, sửa tờ khai; liên quan đến thẩm quyền kiểm tra... Theo đó, đối với hàng hóa NK, chỉ thông báo kết quả phân luồng khi hàng hóa về đến cửa khẩu (trừ trường hợp hàng hóa NK của DN ưu tiên; hàng hóa NK phục vụ gia công, sản xuất…). Đối với hàng hóa XK, cơ quan Hải quan phân luồng ngay sau khi đăng ký tờ khai để phù hợp với chủ trương khuyến khích XK, cũng như tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát, trong trường hợp có thông tin nghi ngờ lô hàng vi phạm, dừng hàng hóa ở khu vực giám sát để kiểm tra khi hàng hóa đưa vào khu vực cảng biển để XK. Trường hợp sửa tờ khai sẽ được sửa đổi cho phù hợp với Luật Hải quan 2014, tức là sau thời điểm phân luồng, nếu DN sửa tờ khai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý rủi ro, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Quản lý rủi ro xây dựng Quy trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro của ngành Hải quan, trong đó cụ thể hóa việc trao đổi, cung cấp, xử lý, phản hồi thông tin giữa đơn vị quản lý rủi ro và các đơn vị nghiệp vụ Hải quan các cấp, quy định cụ thể trách nhiệm cập nhật phản hồi thông tin kết quả giám sát, kiểm tra hải quan, kiểm tra sau thông quan và các hoạt động nghiệp vụ khác trên các Hệ thống thông tin của ngành Hải quan. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, đánh giá tuân thủ DN; đánh giá phân loại rủi ro DN sát với thực tế trên từng địa bàn, theo từng lĩnh vực, ngành hàng và loại hình hoạt động để tập trung theo dõi, có biện pháp kiểm soát kịp thời đối với các DN có rủi ro cao.
顶: 9389踩: 6151
【soi kèo trận brighton】Thiếu thông tin khiến tỷ lệ phát hiện vi phạm qua quản lý rủi ro còn thấp
人参与 | 时间:2025-01-26 03:56:04
相关文章
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1
- Bài toán khiến '94% người Mỹ bó tay' nhưng lại quá dễ với học sinh Việt
- Nam sinh Huế vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- FPT Software đầu tư 125 tỷ đồng đào tạo nguồn lực ICT tiếng Nhật
- Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay?
- Thinking School ra mắt Thinking Case
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- Vị quan nào từng móc họng trả lại bữa ăn cho kẻ hối lộ?
评论专区