Bên cạnh giới thiệu việc làm được đẩy mạnh,ạoviệtỉ số ngoại hạng anh hôm nay những chương trình vay vốn được xem như trao cơ hội và là cách giúp kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh, vững bền, cộng hưởng vào sự phát triển của địa phương.
Nhờ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cuộc sống gia đình anh Trung đã cải thiện hơn.
Bài 2: Hiệu quả chương trình vay vốn giải quyết việc làm
Những năm qua, nhờ nguồn vốn vay giải quyết việc làm, nhiều người dân ở khắp các địa phương đã cải thiện được kinh tế trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình... Tại Hội nghị Truyền thông về việc làm mới đây được Cục Việc làm phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức ở thành phố Cần Thơ, vấn đề này được đề cập khá sâu.
Đưa vốn đến cho người dân
Theo ông Huỳnh Văn Thuận, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ, thời gian qua ngân hàng đã phối hợp tốt với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội triển khai có hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người dân địa phương. Qua 16 năm triển khai thực hiện, chi nhánh ngân hàng đã giải ngân 23.900 dự án vay vốn với tổng số tiền trên 600 tỉ đồng. Đến nay, dư nợ cho vay giải quyết việc làm 325 tỉ đồng, với 9.500 hộ còn dư nợ, mức dư nợ bình quân 34 triệu đồng/lao động.
“Qua công tác cho vay đã có những mô hình, dự án làm ăn hiệu quả, góp phần cùng địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Một số mô hình, dự án cụ thể như tổ bánh dân gian ở quận Ninh Kiều, trồng cam xoàn, nhãn Ido ở quận Ô Môn, trồng hạnh, ươm cá giống ở quận Thới Lai, may gia dụng ở quận Bình Thủy...”, ông Thuận cho biết.
Với chính sách lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, đặc biệt đối với người lao động là người khuyết tật, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số được ưu đãi lãi suất bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo. Đây là sự quan tâm đặc biệt cho những đối tượng vay vốn là những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho người khuyết tật tạo được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Còn ở Hậu Giang, để nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm phát huy hiệu quả, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, hội, đoàn thể chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác, công tác bình xét cho vay bảo đảm đúng đối tượng. Tính từ đầu năm đến ngày 22-9, toàn tỉnh có 776 hộ được vay vốn, với tổng số tiền trên 21,8 tỉ đồng. Qua đó, tạo việc làm mới cho nhiều lao động nông thôn. Các hộ gia đình vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào mô hình chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất, kinh doanh. Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi này, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Những năm qua, để nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm phát huy hiệu quả, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác chủ động trong công tác điều hành, quản lý, phân bổ vốn. Quá trình giải ngân vốn luôn có sự phối hợp chặt chẽ với mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn để bảo đảm nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”.
Đồng vốn = đồng vàng
Được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho người lao động, chị Phạm Thị Tuyết Trinh, ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, không chỉ có việc làm ổn định mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Trước đây, chị Trinh đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì công việc gia đình nên chị xin nghỉ và trở về quê nhà. Về quê, chị vay 50 triệu đồng để mở cơ sở may đồ bảo hộ vừa tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình và những hộ xung quanh. Đến nay, cơ sở của chị đã tạo việc làm cho 12 lao động chính và 8 người may gia công, thu nhập trung bình từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Cũng khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng vườn và trồng hoa màu từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho người lao động, anh Lê Chí Trung, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy đã có cuộc sống ổn định. Năm 2013, anh Trung vay 20 triệu đồng để đầu tư vào vườn cam, đến nay cam cho thu hoạch được 2 năm. Và anh đã trả xong tiền nợ ngân hàng. “Gói vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân. Vốn vay phù hợp, thời gian vay dài hạn không phải thế chấp nên người dân được tạo nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhờ nguồn vốn này mà kinh tế gia đình tôi được cải thiện. Đồng vốn như đồng vàng của người dân vậy”, anh Trung chia sẻ.
Năm 2018 vừa qua, được người quen giới thiệu, anh Trung đã trồng thêm cà phổi với diện tích 6.000m2. Nhờ giá cả thị trường ổn định, gia đình anh đã thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng từ mô hình này. Thấy hiệu quả kinh tế mang lại, cộng thêm sự thuận lợi trong việc vay vốn nên anh Trung mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư vào vườn cam và mở rộng thêm diện tích trồng cà phổi. Vừa phát triển trồng trọt, kết hợp trồng hoa màu, sau khi đã trừ chi phí đầu tư, hiện nay, mỗi năm gia đình anh Trung thu về khoảng 200 triệu đồng.
Cũng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm như gia đình anh Trung, gia đình anh Châu Văn Phượng, ngụ cùng xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, là một điển hình khác về sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Theo anh Phượng, giữa năm 2018, gia đình anh vay 50 triệu đồng từ gói vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Với số vốn này, gia đình đã đầu tư vào vườn bưởi. Trong thời gian chờ bưởi cho trái, anh Phượng còn trồng xen thêm bí, cà phổi, lấy ngắn nuôi dài, nhờ đó, gia đình có thêm nguồn thu kha khá. Anh Phượng cho biết: “Hiện bưởi trồng được hơn 1 năm. Nhờ trồng bí, cà phổi xen vô, năm vừa qua gia đình tôi cũng thu được 70 triệu đồng”.
Từ các mô hình cho thấy tính hiệu quả của việc cho vay vốn giải quyết việc làm. Nhìn chung, việc thực hiện có hiệu quả các chương trình cho vay giải quyết việc làm không những góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương mà còn giúp cho hàng ngàn lao động có việc làm, hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng mô hình sản xuất, góp phần hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen.
Gần 17.000 tỉ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm Theo báo cáo của Phòng Chính sách Việc làm (Cục Việc làm) đến ngày 31-5-2019, tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 16.999 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là 4.511 tỉ đồng, nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động là 4.010 tỉ đồng, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội là 8.478 tỉ đồng. Doanh số cho vay giải quyết việc làm giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 5-2019 đạt 24.459 tỉ đồng, với gần 800.000 lượt người được vay vốn, góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 885.000 người… Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động chủ yếu như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động ở khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ năm 2015 đến ngày 31-5-2019, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo việc làm cho 552.000 lao động nữ, 40.000 lao động là người khuyết tật và 77.000 lao động là người dân tộc thiểu số. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU