Ngày 16-3,ĐngNamcầnhnhđộal-nassr vs al-raed Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott H. Swift nhận định, nếu Washington đánh mất quyền tiếp cận vùng biển quốc tế mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, sẽ gây ra những tác động sâu rộng không chỉ về quân sự.
Đối đầu gia tăng
Tại hội nghị về an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Swift cho rằng, việc cho các tàu chiến trong những hoạt động tự do hàng hải di chuyển qua các khu vực tranh chấp không đơn thuần là vấn đề hải quân. Theo ông, việc mất đi quyền tiếp cận vùng biển này sẽ gây ra những tác động vượt xa phạm vi của bất cứ điều gì mang bản chất quân sự, trong đó bao gồm cả tác động về kinh tế toàn cầu và luật pháp quốc tế.
Cựu Giám đốc CIA và NSA, tướng không quân Michael Hayden, đưa ra nhận định, biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nảy sinh nhiều tranh chấp và nếu không giải quyết thỏa đáng sẽ tiềm ẩn những hậu quả tàn khốc trong những năm tới. Tướng Hayden lo ngại Washington có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Ông William Jones, một thành viên của tuần san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review tại bang Virginia (Mỹ), cũng cho rằng, tình hình biển Đông hết sức nghiêm trọng, thế giới đang chứng kiến sự đối đầu ngày càng gia tăng.
Hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam(Ảnh trái chụp ngày 3-2-2016; ảnh phải chụp ngày 14-2-2016)
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng vừa có những tuyên bố mạnh mẽ đối với hành động của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Hussein khẳng định, nếu những báo cáo về tốc độ quân sự hóa của Trung Quốc tại vùng biển này là sự thật, các nước Đông Nam Á phải có hành động đáp trả. Tuần tới, phía Malaysia và Australia sẽ có cuộc thảo luận về việc ngăn chặn hành động quân sự hóa trên biển Đông. Ông Hussein cũng mong muốn thảo luận vấn đề này với Philippines và Việt Nam.
Trung Quốc đổi giọng
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo bế mạc kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố không có mâu thuẫn giữa quyết tâm bảo vệ chủ quyền với mong muốn duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Bắc Kinh. Theo giới chuyên gia quốc tế, bình luận trên của ông Lý Khắc Cường có vẻ nhằm thể hiện một giọng điệu ôn hòa đối với những chỉ trích ngày càng gia tăng nhằm vào các chính sách và hành động của Trung Quốc ở biển Đông và các khu vực khác được cho là quá hung hăng.
Tuy nhiên, cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan hải dương quốc gia Trung Quốc Vương Hồng lại thông báo rằng, Bắc Kinh đã thành lập một trung tâm cảnh báo sóng thần trên biển Đông. Trả lời báo giới bên lề phiên bế mạc kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII, ông Vương Hồng cho biết, trung tâm cảnh báo sóng thần đang được xây dựng, đã bắt đầu hoạt động từng phần. Ông này không nêu chi tiết vị trí mà Trung Quốc đặt trung tâm cảnh báo sóng thần. Theo nhận định của Reuters, hành động mới nhất của Bắc Kinh dường như không nằm ngoài mục đích nhằm đẩy nhanh kế hoạch đòi chủ quyền phi lý trên biển Đông.
Ngày 16-3, đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản hối thúc Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe xem xét tìm kiếm sự phân xử của tòa án trọng tài quốc tế đối với hoạt động khoan thăm dò của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, tương tự như hành động của Philippines. Trong một nghị quyết cùng ngày, LDP kêu gọi Chính phủ Nhật Bản kiên quyết yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề khoan thăm dò ở biển Hoa Đông, cũng như xem xét đưa vấn đề này ra một tòa án trọng tài quốc tế. Năm ngoái, Tokyo đã yêu cầu Bắc Kinh ngừng xây dựng các giàn khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông. |
Theo THANH HẰNG (tổng hợp)/sggp.org.vn