【àc cup】4 trụ cột thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 08:12:22 评论数:
Ông Ousmane Dione cho rằng, ở Việt Nam, chi phí thương mại khá lớn. Xét cụ thể, trong thời gian nhập khẩu, việc tuân thủ kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 76 giờ, trong khi việc tuân thủ tại cửa khẩu là 56 giờ. Thời gian xuất khẩu, việc tuân thủ kiểm tra chuyên ngành (KTCN) là 50 giờ trong khi việc tuân thủ tại cửa khẩu là 55 giờ. Tất cả các chỉ số đều cơ bản thấp hơn trung bình của ASEAN 4.
“Đối với nhập khẩu, thời gian tuân thủ KTCN là lớn nhất, chiếm tới 55%. Còn đối với xuất khẩu thời gian xếp dỡ và lưu kho tại cảng là lớn nhất, với 44%. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (DN), nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu, vì lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy, cần ưu tiên cắt giảm thời gian và chi phí nhập khẩu”- ông Ousmane Dione nói.
Theo ông Ousmane Dione, để giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh, việc đầu tiên là thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại. Muốn làm được cần phải thúc đẩy sự cải cách của ngành Hải quan và khâu KTCN. Cùng với đó có thể kêu gọi sự ủng hộ của khu vực tư nhân, sự tham gia của các đơn vị cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics. Đặc biệt, quan trọng nhất là cơ chế phối hợp liên ngành mà ở đây Ủy ban quốc gia về cơ chế một cửa quốc gia (NSW), cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) chỉ đạo đóng vai trò quan trọng.
Ngành Hải quan thực hiện thông quan điện tử, tạo thuận lợi cho DN XNK. Ảnh: T.Thắng. |
Ông Ousmane Dione cho rằng, muốn thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, cần dựa vào 4 trụ cột chính. Cụ thể là:
Trụ cột thứ nhất là ưu tiên thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại. Trong đó, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm cho khâu can thiệp cuối cùng để thông quan hàng hóa tại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần ưu tiên giải quyết chi phí lớn nhất liên quan đến KTCN (55% tổng thời gian nhập khẩu). Cần ưu tiên hỗ trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế là ba cơ quan chiếm 74% tổng số các biện pháp KTCN và do đó có khả năng đóng góp nhiều nhất vào việc giảm chi phí thương mại.
Giải pháp là áp dụng chuẩn quốc tế trong phân loại các biện pháp KTCN theo tiêu chí của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và hợp lý hóa các biện pháp KTCN dựa trên cơ sở thực hiện phân tích chi phí, lợi ích của từng biện pháp. Tăng cường quản lý KTCN hiệu quả bằng cách áp dụng quản lý tuân thủ dựa trên rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt thông qua NSW và cho phép kiểm tra sau thông quan. Cải thiện tính minh bạch bằng cách áp mã HS cho hàng hóa cần áp dụng biện pháp. Nâng cao hiệu quả theo dõi cải cách các biện pháp KTCN thông qua sử dụng cơ sở dữ liệu của Cổng Thông tin thương mại Việt Nam (VTIP). Tạo thuận lợi cho công tác kiểm nghiệm nhanh bằng cách cho phép doanh nghiệp thuê ngoài cơ sở kiểm nghiệm có giấy phép thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm độc lập.
Trụ cột thứ 2, theo ông Ousmane Dione là ưu tiên cải cách cải thiện hạ tầng kết nối. Thách thức đặt ra ở đây là thiếu mạng lưới chất lượng cao và năng lực cao; mất cân đối cung cầu do quy hoạch. Hạ tầng giao thông cần đáp ứng nhu cầu vận tải tăng lên với hàng hóa có giá trị cao và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ông cho rằng, cần tập trung vào việc lập kế hoạch tích hợp hỗ trợ kết nối vận tải đa phương tiện; có sự tham gia của khu vực tư nhân về tài chính và vận chuyển; gắn quy hoạch kết nối với sự phát triển cái chuỗi giá trị.
Trụ cột thứ 3 là cải cách cải thiện chất lượng dịch vụ logistics. “Thực trạng hiện nay, các DN lĩnh vực này của Việt Nam phần lớn đang cung cấp các dịch vụ chi phí thấp và chất lượng thấp, nên chưa thể cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Do đó, cần ưu tiên phát triển dịch vụ logistics hoạt động không dựa vào tài sản nhằm tăng năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics và vận tải Việt Nam. Cần xây dựng một hệ thống thống kê logistics đáng tin cậy để hỗ trợ các cơ quan chính phủ xây dựng chính sách và doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh thích hợp” - ông Ousmane Dione nói.
Trụ cột cuối cùng là cải cách tăng cường phối hợp liên ngành. Gần đây, Việt Nam thành lập Ủy ban 1899. Động thái này phù hợp với thông lệ quốc tế và tuân thủ Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO. Theo ông Ousmane Dione: “Trong tương lai, chúng tôi kiến nghị để Ủy ban 1899 mở rộng chức năng để bao trùm cả lĩnh vực phát triển logistics; có bộ máy giúp việc thường trực có năng lực để điều phối các hoạt động của ủy ban; thiết lập cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan về thực hiện kế hoạch giảm chi phí thương mại đã định và cho phép có đại diện của khu vực tư nhân tham gia trong vai trò thành viên”.
Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng, để theo dõi tiến độ, Việt Nam có thể sử dụng chỉ số quốc tế (Môi trường Kinh doanh, Năng lực Logistics (LPI),... để so sánh khoảng cách, khả năng đuổi kịp và đo lường tiến độ thực hiện cải cách. Tuy nhiên trong tương lai, cần duy trì và sử dụng dữ liệu Cổng Thông tin thương mại Việt Nam và xây dựng Hệ thống thống kê logistics giúp giám sát tiến độ cải cách tạo thuận lợi thương mại và logistics một cách hiệu quả hơn./.
Minh Anh