【kết quả bóng đá hạng 2 đức hôm nay】Kiểm soát tín dụng ngoại tệ: Cần phù hợp

kiem soat tin dung ngoai te can phu hop

Tín dụng ngoại tệ đang có mức tăng cao trong 10 tháng của năm 2017. Ảnh: ST.

Vì sao tăng?ểmsoáttíndụngngoạitệCầnphùhợkết quả bóng đá hạng 2 đức hôm nay

Báo cáo tình hình kinh tế - tài chính tháng 10 và 10 tháng đầu năm do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố cho biết, tính đến hết tháng 10, tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) ước tăng khoảng 13,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, tín dụng bằng ngoại tệ tăng cao hơn cùng kỳ năm 2016 với mức tăng 11,5% (cùng kỳ năm 2016 mức tăng chỉ là 4,4%). Đây không phải lần đầu tiên cơ quan này đưa ra mức tăng trưởng đột biến của tín dụng ngoại tệ. Trước đó, cơ quan này đã đặt ra lưu ý cho cơ quan quản lý về mức tăng của tín dụng ngoại tệ 8 tháng đầu năm 2017.

Nguyên nhân của mức tăng nêu trên được nhìn nhận chủ yếu do nhu cầu NK tăng cao, nhất là dịp cao điểm cuối năm khi các DN cần nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng hóa, hợp đồng mua bán cho cả năm 2017 và đặt hàng cho vụ Tết cũng như đầu năm 2018. Hơn nữa, trong 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam ở tình trạng nhập siêu khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng cao. Đặc biệt, tín dụng ngoại tệ còn được hỗ trợ nhiều từ tỷ giá và lãi suất.

Theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sự ổn định của tỷ giá USD/VND kể từ đầu năm đến nay cũng là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ. Hơn nữa, biến động tỷ giá trung tâm do NHNN công bố được điều hành tương đối mềm, giúp việc dự đoán biến động tỷ giá của các đơn vị kinh doanh trở nên thuận lợi, dẫn đến nhu cầu mua USD gia tăng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh lãi suất đầu ra đã rẻ hơn trước. Về lãi suất, nhờ tỷ giá ổn định, thanh khoản ngân hàng dồi dào nên lãi suất cho vay bằng VND hay ngoại tệ đều ổn định, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ so với đầu năm; hiện mặt bằng lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn của đồng USD phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm.

Ở một khía cạnh khác, nguồn cung ngoại tệ cũng gia tăng trong giai đoạn gần đây, khi mà một số định chế tài chính đang tích cực cung USD qua các gói vay ngoại tệ đến các ngân hàng thương mại như việc IFC cho biết đang xem xét tài trợ 200 triệu USD vào Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) dưới hình thức các khoản cho vay kỳ hạn 5 năm. Hay trước đó, giữa VPBank và IFC cũng đã có những thỏa thuận ban đầu về khoản vay chuyển đổi 57 triệu USD với kỳ hạn 5 năm…

Chính vì thế, vào giữa tháng 9, Thống đốc NHNN đã phải có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tốt quy định về huy động vốn bằng ngoại tệ. Theo đó, Thống đốc NHNN đã yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, đồng thời kiểm soát tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng ngoại tệ ở mức phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn vốn giữa huy động và cho vay, tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ; không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.

Có điều kiện giảm

Điều đáng mừng là sau 8 tháng nhập siêu, bước sang tháng thứ 9, Việt Nam đã quay trở lại xuất siêu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế tính đến hết 10 tháng năm 2017, tổng trị giá XNK hàng hoá của Việt Nam đạt 346,54 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tổng trị giá XK đạt 174,55 tỷ USD, tăng 21,3% và tổng trị giá NK đạt 171,99 tỷ USD, tăng 21,6%; cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 2,56 tỷ USD. Với tốc độ phát triển như vậy, gần như chắc chắn năm 2017 sẽ ghi nhận một kỷ lục mới khi nước ta lần đầu tiên chạm và vượt mốc 400 tỷ USD kim ngạch XNK. Xuất siêu là nguyên nhân quan trọng góp phần giúp Việt Nam có thêm nguồn cung ngoại tệ, giúp DN bớt cơn “khát” ngoại tệ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý nhất là việc cho vay bằng ngoại tệ sẽ bị siết lại khi Thông tư 31/2016/NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/NHNN về quy định cho vay bằng ngoại tệ sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2017. Nếu không tiếp tục được gia hạn vì nhiều lý do như những lần trước đó, thì kể từ đầu năm 2018, hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng sẽ chuyển sang mua - bán thương mại đơn thuần trừ một số nhóm đối tượng đặc thù.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay, NHNN đã có đủ điều kiện để cấm hoàn toàn việc cho vay ngoại tệ, nhất là khi NHNN đã mua vào dự trữ ngoại tệ lên con số kỷ lục, khoảng 45 tỷ USD. Vì thế, vào cuối năm nay, việc chấm dứt cho vay ngoại tệ cần được làm dứt khoát, không thể kéo dài, lần lữa như trong 7 năm qua, nhằm tránh ảnh hưởng đến uy tín của một ngân hàng quốc gia. Không những thế, việc dừng hoàn toàn cho vay ngoại tệ, đã được NHNN cho rằng, vì nhóm đối tượng vay ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa XK chỉ muốn vay ngoại tệ sau đó bán đi lấy tiền VND để hưởng mức chênh lệch lãi suất cao, bởi thực chất bản thân họ chỉ có nhu cầu tiền VND chứ không phải ngoại tệ.

Có thể thấy, dừng cho vay ngoại tệ sẽ giúp giảm tỷ trọng tín dụng ngoại tệ trong cơ cấu tín dụng, nhưng có thể gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại và DN cần nguồn ngoại tệ để giao dịch. Vì thế, các DN kiến nghị NHNN cần có chính sách cho vay ngoại tệ cụ thể, phù hợp với từng loại hình DN, thay vì cấm hẳn bởi sẽ có DN có nhu cầu chính đáng. Hơn nữa, nếu để DN tập trung vay sang tiền VND, mục tiêu chống “đô-la hóa” được đảm bảo nhưng có thể đẩy nhu cầu tiền đồng tăng lên kéo theo lãi suất tăng.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
下一篇:Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024