Sản phẩm sữa của Vinamilk được người tiêu dùng tin chọn. Từ một đơn vị kinh doanh èo uột khi mới thành lập,ấcmơtoàncầuhóathươnghiệucủkèo bd trực tuyến có lúc thua lỗ, rơi vào khủng hoảng vì thiếu nguyên liệu, tài chính, hiện Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) chiếm thị phần áp đảo ở phân khúc sữa nước. Các sản phẩm có mặt tại 43 quốc gia trên thế giới, đóng góp lớn vào tổng doanh thu hàng năm.
Chuyến xuất ngoại của Vinamilk bắt đầu từ gần 20 năm trước, 300 tấn sản phẩm sữa bột và 2.000 tấn sữa béo nguyên kem vận chuyển thành công sang Iraq vào năm 1998 là phát pháo mở đường cho các sản phẩm Vinamilk hiện diện tại 43 quốc gia.
"Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên, chúng tôi đã vui đến mất ăn mất ngủ", Tổng giám đốc Mai Kiều Liên nhớ lại giai đoạn cùng cộng sự làm nên một trong những cột mốc quan trọng của doanh nghiệp. Sau này, khi đã có kinh nghiệm làm ăn với đối tác nước ngoài, Vinamilk không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu, mà trở thành cổ đông của nhiều công ty sữa ở các châu lục.
Một trong những thương vụ đưa tên tuổi hãng sữa Việt đi xa hơn kỳ vọng phải kể đến New Zealand - điểm dừng chân đầu tiên trên hành trình "đưa chuông đi đánh xứ người".
Để hiện diện tại quốc gia này, năm 2010, Vinamilk góp 12,5 triệu NZD (tương đương 19,3% cổ phần) xây nhà máy sữa bột Miraka chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32.000 tấn một năm. Đến 2015, Vinamilk đã tăng vốn góp lên 19,68 triệu NZD (tương đương 22,81%) Đây cũng là cơ sở chuyên thu mua sữa tươi từ nông dân, tạo nên sản phẩm chất lượng cao để xuất sang nhiều thị trường quốc tế.
3 năm sau, nhãn hàng sữa tươi tiệt trùng mới Twin Cows của Vinamilk sản xuất ở New Zealand chính thức ra mắt thị trường Việt Nam - một động thái được cho là khá bất ngờ với các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng trong nước khi đó.
Lý giải cho hiện tượng "nhập khẩu hàng tự sản xuất", bà Liên chia sẻ, nhu cầu sử dụng sữa của người dân Việt Nam ngày càng tăng nhưng nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30%, còn lại là nhập khẩu. Trong bối cảnh giá nguyên liệu sữa thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp tận dụng nguồn có sẵn đưa về nước sản xuất. Với thương vụ này, Vinamilk khai thác tối đa lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của New Zealand. Cổ tức mà đơn vị này nhận được từ Miraka từ 2012 đến nay tổng cộng hơn 2 triệu NZD .
Việc chiếm thị phần áp đảo trong nước ở phân khúc sữa tươi, sữa chua, cộng với mục tiêu chỉ phát triển ngành sữa, nói không với đầu tư ngoài ngành giúp tài chính công ty vững mạnh. Đây là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp có đủ thực lực đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá thương hiệu Vinamilk.
Cũng trong năm 2013, doanh nghiệp chi tiếp 7 triệu USD mua 70% cổ phần Driftwood, đồng nghĩa trở thành cổ đông hiện hữu của nhà cung cấp sữa học đường lớn nhất khu vực Nam California, Hoa Kỳ. Tham vọng thâu tóm doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất khi Vinamilk bỏ thêm 3 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 10 triệu USD và đạt tỷ lệ sở hữu 100% Driftwood vào năm 2016. Chỉ trong thời gian ngắn, công ty sữa tại Việt Nam đã hoàn tất việc nắm giữ hoàn toàn cổ phiếu của một thương hiệu có lịch sử 90 năm ở bang California.
Chia sẻ với cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết động thái này nằm trong kế hoạch tăng doanh thu lên 44.500 tỷ đồng vào 2016. Chiến lược mua bán và sáp nhập trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, nhất là những đơn vị có nhiều sản phẩm mới, tốt, công nghệ hiện đại.
Tại Mỹ, Vinamilk tập trung quảng bá và mở rộng nhãn hiệu Driftwood. Kết quả mỗi năm, công ty con tại Mỹ đóng góp vào doanh thu của Vinamilk khoảng 2.000 tỷ đồng..
Đạt những thành công nhất định khi chinh phục người tiêu dùng Âu, Mỹ nhưng Vinamilk lại tiến những bước chậm rãi với thị trường ở ngay cạnh mình - Campuchia.
Cuối tháng 5 vừa qua, nhà máy sữa Angkor Milk tại Phnompenh mới khánh thành. Tọa lạc trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, với tổng diện tích gần 30.000 m2, đây là nhà máy sản xuất sữa 23 triệu USD đầu tiên và duy nhất tại Campuchia thời điểm này.
"Chúng tôi rất muốn tiến vào thị trường Campuchia sớm hơn, nhưng điều kiện chưa cho phép, dù đã có 10 năm tìm hiểu", vị thuyền trưởng Vinamilk kể lại. Khi nhận được sự ủng hộ của hai Chính phủ, vào ngày 24-7-2013, Vinamilk cùng với công ty BPC - nhà phân phối ký hợp đồng hợp tác liên doanh thành lập Công ty TNHH sữa Angkor, trong đó đối tác BPC nắm giữ 49% cổ phần và Vinamilk là 51%.
Theo bà Liên, Campuchia là thị trường tiềm năng, có dân số trẻ và nhu cầu sử dụng sữa cũng như sản phẩm sữa tăng dần theo thời gian cùng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khá tốt.
"Angkormilk vừa mới khánh thành nên còn khá sớm để đánh giá thành công của dự án, nhưng nhà máy sẽ là cơ sở vững chắc để công ty phát triển tại thị trường Campuchia", bà kỳ vọng. Hiện doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh và quảng bá thương hiệu Angkomilk, "sữa Angkor cho người Angkor". Sản phẩm chủ lực là sữa đặc có đường nhãn hiệu Best Cow & Captain.
Ngoài New Zealand, Mỹ, Campuchia, hiện Vinamilk đang triển khai một dự án tại Ba Lan với mức đầu tư hơn 3 triệu USD chuyên bán buôn nguyên liệu nông nghiệp cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa. Bà đánh giá, khi hoạt động ổn định, dự án sẽ là cầu nối để Vinamilk khai phá các thị trường châu Âu.
"Không thể phủ nhận, nhờ các cuộc viễn chinh ra nước ngoài mà thương hiệu Vinamilk được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk hơn 10 năm trước năm 2015 là 88 triệu USD, thì năm 2015 là 250 triệuUSD đã tăng gấp 3 lần", bà Liên nói.
Ngoài 3 nhà máy tại nước ngoài, hiện Vinamilk có 13 nhà máy trong nước, trong đó đáng kể 2 siêu nhà máy sản xuất trị giá gần 5.000 tỷ đồng bằng vốn tự có tại tỉnh Bình Dương. Năm qua, công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước, tổng doanh thu gần 40.222 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới trong một vài năm tới. "Song song đó, việc phủ sóng thương hiệu ở nhiều quốc gia, châu lục tiếp tục được chú trọng, luôn nằm trong các chiến lược ngắn và dài hạn của chúng tôi", bà Liên nhấn mạnh.
Còn trong nước, hiện tại, đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11-8-2016) sau 40 năm hoạt động với nhiều biến cố thăng trầm. |