【soi kèo romania】DN Việt đang dựa vào thương hiệu thế giới?

时间:2025-01-12 17:55:58 来源:88Point

dn viet dang dua vao thuong hieu the gioi

DN Việt cần gia tăng giá trị trong sản phẩm. Ảnh: DANH LAM.

Trước những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại cho Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chân tìm đến Việt Nam để đầu tư. Đây là một thách thức lớn đối với DN Việt?

DN FDI rất nhạy bén. Trước khi Việt Nam tham gia AEC hay đang đàm phán FTA Việt Nam - EU, TPP một thời gian dài, các DN FDI đã ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Năm nay là năm thứ năm các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dự án công nghiệp phụ trợ trong hai ngành dệt may và da giày để đón đầu TPP.

Chắc chắn các nhà đầu tư vào Việt Nam không có nghĩa là chỉ đầu tư vào thị trường 90 triệu dân mà khi AEC có hiệu lực, đó là thị trường 600 triệu dân của ASEAN. Khi đó hàng hóa của Việt Nam và ASEAN lưu thông tương đối tự do và với mức thuế trở về 0. Những điểm này rất thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Với những lợi thế của DN nước ngoài là vốn mạnh và kinh nghiệm sẵn có, DN Việt khó có thể cạnh tranh trực diện với các DN nước ngoài mà chỉ có thể cùng liên kết, bắt tay hợp tác, cùng tham gia vào chuỗi liên kết toàn cầu.

Trước vận hội của TPP đối với thị trường Việt Nam, cơ hội này không chỉ của riêng DN Việt mà cũng là của cả khối DN FDI. Theo ông, sự cạnh tranh của các DN là như thế nào trong vấn đề này?

TPP mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế Việt Nam và DN FDI. Khi thực thi TPP, hàng hóa của Việt Nam được XK sang các nước thành viên của TPP với các dòng thuế thấp và 0%, trong đó đặc biệt Hoa Kỳ là thị trường lớn và thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam phải đảm bảo điều kiện xuất xứ, cụ thể là tất cả phụ kiện, nguyên liệu phải có xuất xứ tại Việt Nam hoặc từ các nước thành viên TPP. Đây một mặt là thách thức đối với DN nội địa nhưng mặt khác lại là cơ hội của các DN FDI. Nếu DN FDI đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế yếu của DN Việt Nam như sơ sợi, phụ kiện… thì DN nước ngoài vừa có cơ hội bán cho DN Việt Nam, vừa được giảm thuế XK bằng 0. Trước vấn đề này, nếu DN Việt không nắm bắt cơ hội, chắc chắn DN FDI sẽ nhảy vào. Để hỗ trợ các DN Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực đón đầu xu thế của TPP, các hiệp hội ngành hàng cần hỗ trợ DN, định hướng chính sách, công nghệ...

Chúng ta muốn DN Việt Nam phát triển thì trọng tâm phải hỗ trợ DN vừa và nhỏ tham gia mạnh mẽ vào chuỗi liên kết toàn cầu, thưa ông?

Chúng ta có nhiều cơ hội hội nhập. Những FTA thế hệ mới như FTA Việt Nam - EU, TPP, Việt Nam - Hàn Quốc đã tạo môi trường kinh doanh và đầu tư lớn, khả năng hàng hóa Việt Nam đi ra thế giới rất cao. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là, DN Việt đã tham gia vào chuỗi giá trị này như thế nào, bởi chúng ta biết, các DN FDI hiện nay chiếm 70% kim ngạch XK, nếu Việt Nam có xuất siêu đi nữa cũng là từ các DN FDI. DN Việt Nam không tham gia được nhiều trong chuỗi sản xuất là điều đáng buồn. Chúng ta phải làm sao để hàng hóa XK của DN Việt gia tăng giá trị sáng tạo, lúc đó việc thu hút đầu tư nước ngoài mới thực sự có hiệu quả.

Năm nay chúng ta tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài khá cao nhưng sẽ ấn tượng hơn nếu có sự lan tỏa đến DN Việt Nam. Hiện có vấn đề nổi cộm là công nghiệp phụ trợ của chúng ta còn yếu. Muốn trở thành công xưởng chế biến, chế tạo của thế giới, Việt Nam phải phát triển công nghiệp phụ trợ. Hiện chúng ta chưa có thương hiệu mang tên Việt Nam, do đó phải dựa vào những thương hiệu của thế giới. Đây là bài toán đặt ra cho DN Việt, các hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước, bởi nếu cứ lẹt đẹt mãi DN Việt cũng chỉ là người làm thuê các khâu đoạn giản đơn. Vấn đề đặt ra là làm sao phấn đấu làm được những việc mà nước ngoài đã từng làm được hoặc là vượt lên trên. Điều đó nói thì dễ, nhưng làm không dễ vì vậy cần phải có một quyết tâm rất cao.

Xin cảm ơn ông!

推荐内容