| Khoản đầu tưcủa KEB Hana Bank (Hàn Quốc) vào BIDV sẽ giúp hỗ trợ các vấn đề về quản trị chiến lược phát triển,ólongoạihóadoanhnghiệpViệtrực tiếp lễ bốc thăm c1 đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.... Ảnh: Dũng Minh |
Bùng nổ đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần Tuần trước, Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và KEB Hana Bank (Hàn Quốc) đã công bố hoàn tất các thủ tục giao dịch và hồ sơ pháp lý cho thương vụ mua cổ phần trị giá 20.300 tỷ đồng. Như vậy, KEB Hana Bank đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV, sở hữu 15% cổ phần của ngân hàng này. Thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam này đã một lần nữa làm “nóng” thêm thị trường M&A và xu hướng đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, vốn được đánh giá là “bùng nổ” trong thời gian gần đây. Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 10 tháng của năm 2019, cả nước có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 10,81 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 37,1% tổng vốn đăng ký. Xu hướng này được cho là tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Thậm chí, nếu chỉ tính thêm thương vụ hơn 800 triệu USD của KEB Hana Bank, thì giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tăng lên đáng kể. Điều này sẽ góp phần khẳng định xu hướng đầu tư qua hình thức góp vốn, mua cổ phần như là một trong những hình thức đầu tư tất yếu và quan trọng. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,02% tổng vốn đăng ký; năm 2018 chiếm 27,78%; 10 tháng năm 2019 chiếm 37,1% tổng vốn đăng ký. Không chỉ ở Việt Nam, mà thống kê từ các tổ chức quốc tế cho thấy, đầu tư theo hình thức M&A hiện chiếm tới 35-40% tổng lượng vốn đầu tư toàn cầu. Thay vì lựa chọn đầu tư trực tiếp, phát triển dự ánmới, các nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn M&A như là một cách nhanh nhất để thâm nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay, để tận dụng các cơ hội do thương chiến Mỹ - Trung mang lại. Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM), khi bình luận về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã chỉ ra rằng, “không thấy bằng chứng” của các dự đoán Việt Nam được hưởng lợi về đầu tư từ thương chiến Mỹ - Trung, khi vốn đầu tư trực tiếp (FDI) cả đăng ký mới và bổ sung đều giảm. Đây là một thực tế, khi dường như FDI vào Việt Nam trong 10 tháng qua chưa được như kỳ vọng. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, cùng với khoản đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần trong 10 tháng lên tới 10,91 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 10 tháng qua cũng đã đạt 29,11 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Thay vì đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã chọn con đường khác để đầu tư vào Việt Nam. Như vậy là thực tế, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến đầu tư được lựa chọn hàng đầu. Có lo doanh nghiệpbị “ngoại hóa”? Mặc dù xu hướng tăng đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần được coi là tất yếu. Song đã có ý kiến lo ngại về chuyện “ngoại hóa” doanh nghiệp Việt. Ông Phạm Trọng Nhân (đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đã viện dẫn các con số đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần trong 10 tháng qua, cũng như một số thương vụ M&A, từ chuyện Dạ Lan bán thương hiệu cho doanh nghiệp ngoại, đến các thương hiệu Sabeco, Nhựa Bình Minh, Giấy Sài Gòn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, để nói rằng, hiện tượng “ngoại hóa” doanh nghiệp Việt đang diễn biến mạnh mẽ và phức tạp. Trao đổi với Báo Đầu tư, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI cho rằng, không nên nhìn câu chuyện theo hướng như vậy. “Vì sao kể từ năm 2011 tới nay, M&A ở Việt Nam sôi động? Đó là vì, bây giờ, chúng ta đã có hàng để bán và có cái quốc tế cần mua”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nói và nhắc đến hàng loạt thương vụ lớn gần đây, như Tập đoàn SK chi 1 tỷ USD mua cổ phần của Vingroup, hay KEB Hana Bank mua cổ phần của BIDV… để khẳng định rằng, đây chính là “hiện tượng tích cực” của kinh tế Việt Nam. Và một cách khá rõ ràng, các doanh nghiệp Việt cũng đang được hưởng lợi từ các thương vụ này. Đơn cử, Vingroup có thêm 1 tỷ USD để phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình. Còn BIDV sẽ được KEB Hana Bank hỗ trợ các vấn đề về quản trị chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực… “Việc hợp tác giữa hai định chế tài chínhhàng đầu của hai nước không chỉ mang lại lợi ích cho hai ngân hàng, mà còn mang đến lợi ích chung cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nói. Tất nhiên, phía sau các thương vụ M&A, cũng sẽ có những câu chuyện “cơm không lành, canh không ngọt”, song vấn đề ở đây không phải là “không nên M&A”, mà là do cách chọn đối tác và cách hợp tác chưa hợp lý. Một nội dung được đề cập trong Báo cáo Giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý người nước ngoàitại Việt Nam, của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cũng rất đáng lưu ý. Đó là việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần ngày một gia tăng trong khi Luật Đầu tư quy định đơn giản về thủ tục, không bắt buộc nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước quản lý việc góp vốn tại doanh nghiệp và dễ dẫn đến tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”. |