Tuyên bố trên đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống biển Đông và tàu này đã tới Tam Á hôm 29-11,ốcđưatàusânbayđếnTamÁđểbaotrùmBiểnĐôngoại hạng anh kết quả gây ra sự quan ngại đặc biệt đối với các nước trong khu vực.
Hôm 27-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho rằng việc tàu Liêu Ninh tới biển Đông là diễn biến đáng lo ngại, vi phạm các thỏa thuận giữa Trung Quốc và các bên về việc kiềm chế căng thẳng trên biển Đông.
Ông Hernandez nói: "Việc triển khai (tàu Liêu Ninh) làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở biển Đông (DOC). Quyết định triển khai này không được vi phạm luật quốc tế, trong đó gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển."
Chính vì vậy, nhận xét của chuyên gia Tống rõ ràng ẩn chứa những yếu tố khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.
Theo ông Tống thì Tam Á là một quân cảng tổng hợp loại lớn, không những có thể làm căn cứ cho tàu sân bay đồn trú mà còn có khả năng thu nạp tất cả các quân hạm khác.
Ông Tống cho rằng điểm xa nhất của biển Đông là bãi ngầm Tăng Mẫu (Trung Quốc coi đây là cực nam lãnh thổ nước mình, song Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền) và máy bay cất cánh từ căn cứ trên đất liền có thể bay qua nhưng không thể lưu lại trên không quá lâu, vì vậy rất khó "bảo vệ hiệu quả chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ."
Do đó, nếu có căn cứ hàng không mẫu hạm thì có thể đảm bảo cho tàu sân bay tuần tra liên tục biển Đông, "giành được quyền khống chế trên không đối với toàn bộ khu vực."
Từ nhận xét của ông Tống, có thể thấy rõ ràng, việc Trung Quốc đưa tàu sân bay xuống Biển Đông là hành động không bình thường, nhất là khi nước này nhiều lần đưa ra những đòi hỏi về chủ quyền vô lý ở Biển Đông.
Cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc rêu rao đã nhiều lần bị các học giả quốc tế coi là thiếu căn cứ khoa học cũng như pháp lý và hoàn toàn vô giá trị./.
Theo Vietnam+