发布时间:2025-01-24 23:36:22 来源:88Point 作者:La liga
Thị trường chứng khoán trong nước tuần đầu tháng 4 (1 - 5/4) chịu áp lực bán ra mạnh hơn,ịtrườngchứngkhoánÁplựcchốtlờivàsứcnóngtỷgiáhà nội vs công an hà nội khiến chỉ số VN-Index có một tuần giảm điểm sau 3 tuần tăng liên tiếp. Mức độ biến động của thị trường tương đối lớn khi vừa chịu áp lực chốt lời khi VN-Index tiến sát ngưỡng kháng cự 1.300 điểm, vừa chịu tác động tâm lý khi tỷ giá tiếp tục “nóng lên” trong tuần.
Thị trường chứng khoán trong nước chỉ có 1 phiên tăng nhẹ, còn lại có 4 phiên giảm, đặc biệt là hai phiên giảm mạnh vào ngày 3 và 5/4. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.255,11 điểm, giảm -28,98 điểm, tương đương -2,26% so với cuối tuần trước.
Thanh khoản thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức tích cực, thậm chí tuần qua giá trị giao dịch còn tăng khi VNDIRECT “hòa nhập” trở lại với thị trường chung kể từ phiên 1/4. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên của toàn thị trường trong tuần đạt 28.831 tỷ đồng/phiên, tăng +5,0% so với tuần trước. |
Độ rộng của thị trường trong tuần không tích cực, khi sắc đỏ chiếm đa số. Trong đó, nhóm VN30 cũng chịu áp lực bán lớn khiến mức điều chỉnh lớn hơn. Chỉ số VN30-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.257,78 điểm, giảm -3,02% so với tuần trước.
Trên sàn Hà Nội, diễn biến điều chỉnh giảm cũng diễn ra trước áp lực chốt lời gia tăng. Theo đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa cuối tuần tại 239,68 điểm, giảm -1,2% so với tuần trước; chỉ số UPCoM-Index cũng giảm -1,0% và dừng lại ở mức 90,65 điểm.
Áp lực bán chốt lời, kết hợp tâm lý thận trong đã tác động diện rộng lên nhiều nhóm ngành trong tuần. Số ngành điều chỉnh giảm chiếm đa số trong tuần như: ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán, hóa chất, bán lẻ…
Cụ thể, ngoại trừ SGB tăng (+2,82%), thì phần lớn các cổ phiếu nhóm ngân hàng đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh, thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình như MBB (-8,07%), VIB (-7,72%), CTG (-6,61%), STB (-6,33%), TCB (-4,94%)...
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng vậy, bên cạnh số ít mã tăng như BVS (+10,45%), IVS (+7,03%)… thì còn lại đều chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt trong phiên cuối tuần sau giai đoạn tăng giá tốt: TVB (-10,38%), ORS (-8,31%), AGR (-8,07%), VDS (-7,73%), VCI (-7,62%)...
Cũng không ngoại lệ, trong tuần nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su sau giai đoạn tăng giá khá mạnh đã chịu áp lực bán mạnh trong những phiên cuối tuần như: SIP (-9,89%), DPR (-7,16%), SZC (-6,48%), SNZ (-6,38%), KBC (-5,58%)...
Trong khi đó, các cổ phiếu bất động sản có diễn biến phân hóa tích cực hơn nổi bật như: NVL tăng (+6,09%) khi được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, HAR (+11,59%), NTL (+8,78%), PXL (+6,77%), TCH (+5,10%)... bên cạnh nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh mạnh như: HPX (-8,78%), VPH (-6,47%), IJC (-5,70%), ITC (-5,67%)...
Ngược xu thế chung, trong tuần vẫn có một số nhóm ngành có biến động giá tích cực hơn so với tuần trước như: dầu khí, dịch vụ, du lịch. Điển hình là nhóm cổ phiếu dầu khí với biến động tăng giá nổi bật trước những thông tin về dự án Lô B Omôn và giá dầu tăng giá mạnh như: POS (+20,31%), PVC (+11,49%), PGS (+11,11%), PTV (+10,87%), PVS (+7,65%), PVB (+7,41%)...
Thanh khoản thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức tích cực, thậm chí tuần qua giá trị giao dịch còn tăng khi VNDIRECT “hòa nhập” trở lại với thị trường chung kể từ phiên 1/4. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên của toàn thị trường trong tuần đạt 28.831 tỷ đồng/phiên, tăng +5,0% so với tuần trước. Tính theo từng sàn, thanh khoản bình quân trên HOSE đạt 25.423 tỷ đồng/phiên, tăng +2,5%; trên HNX đạt 2.572 tỷ đồng/phiên, tăng +27,1%; và trên UPCoM đạt 836 tỷ đồng/phiên, tăng +33,8%.
Khối ngoại tiếp tục có một tuần giao dịch không ủng hộ thị trường. Mặc dù giá trị bán ròng trong tuần giảm hơn 1 nữa và giá trị bán giảm hẳn phiên cuối tuần, nhưng tổng chung cả tuần, khối này vẫn bán ròng tới 2.028 tỷ đồng. Lượng bán ròng chủ yếu ở trên HOSE với 2.173 tỷ đồng, trong khi bán ròng nhẹ 76 tỷ đồng trên UPCoM và mua ròng 221 tỷ đồng trên HNX. Lũy kế từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã bán ròng 13.578 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong tuần không chịu tác động nhiều từ tin tức vĩ mô quốc tế. Trong khi đó, thông tin trong nước xen kẽ tích cực và tiêu cực. Phiên họp Chính phủ thường kỳ đã cho thấy nhiều chỉ tiêu vĩ mô tích cực và cũng phát đi thông điệp hành động, quyết tâm mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, thị trường cũng chịu ảnh hưởng tâm lý từ việc chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam quay lại dưới mốc 50 điểm. Cùng với đó, việc Ngân hàng Nhà nước hút tiền thông qua tín phiếu và áp lực tỷ giá dâng cao đã tác động không nhỏ tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.
Nhà đầu tư cần kiên nhẫn quan sát lực cầu của thị trường ở vùng hỗ trợ quanh 1.230 điểm, cũng như chờ đợi thị trường xác lập vùng cân bằng ngắn hạn trước khi đưa ra quyết định giải ngân mới. Ngược lại, đối với nhà đầu tư có tỷ lệ đòn bẩy cao, cần tuân thủ kỷ luật và canh các nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng đòn bẩy nhằm kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư. |
Thị trường chứng khoán tuần mới (8 - 12/4) sẽ vào mùa cao điểm của đại hội cổ đông thường niên, đồng thời thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2024 cũng sẽ được hé lộ nhiều hơn. Điều này có thể khiến dòng tiền phân hóa men theo tín hiệu đơn lẻ tại các cổ phiếu. Bên cạnh đó, trong khi vấn đề tỷ giá vẫn đang “nóng”, thì việc hút tiền thông qua tín phiếu có thể sẽ chững lại.
Đặc biệt, cuối tuần, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã trình Chính phủ gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng nữa thay vì kết thục vào 30/6/2024. Điều này sẽ là thông tin tích cực khi tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm thời gian để trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Về mặt kỹ thuật, mặc dù thị trường điều chỉnh do áp lực chốt lời nhưng vẫn trong quá trình tích lũy và việc rung lắc khi tiến gần mốc VN-Index 1.300 điểm đã dược dự báo. Theo các chuyên gia của SHS, chỉ số VN-Index có thể còn vận động rung lắc rũ bỏ và tích lũy thêm với ngưỡng hỗ trợ tại 1.250 điểm.
Nếu chỉ số giữ được ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm thì thị trường sẽ vận động ở trạng thái tích lũy và khả năng tăng điểm để vượt kháng cự sau đó sẽ càng tin cậy hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu cực nếu VN-Index đánh mất vùng quanh 1.250 điểm thì thị trường sẽ bước vào nhịp giảm ngắn hạn.
Chuyên gia của VNDIRECT khuyến nghị, nhà đầu tư chưa nên vội bắt đáy trong bối cảnh “sức nóng” tỷ giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và biến động thị trường đang ở mức lớn. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn quan sát lực cầu của thị trường ở vùng hỗ trợ quanh 1.230 điểm, cũng như chờ đợi thị trường xác lập vùng cân bằng ngắn hạn trước khi đưa ra quyết định giải ngân mới.
Ngược lại, đối với nhà đầu tư có tỷ lệ đòn bẩy cao, cần tuân thủ kỷ luật và canh các nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng đòn bẩy nhằm kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư./.
相关文章
随便看看